Bị khóe móng chân là một tình trạng khá phổ biến mà dường như ai cũng gặp một lần trong cuộc đời. Thông thường, khóe móng chân hoàn toàn không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không kịp thời loại bỏ khóe móng chân thì nó sẽ mọc ngược và đâm sâu vào da thịt. Do đó, vào lúc này bạn cần có phương án điều trị để tránh bị nhiễm trùng da. Hãy tham khảo một số cách chăm sóc khi bị khóe móng chân qua bài viết dưới đây! 

Bị khóe móng chân là tình trạng gì?

Bị khóe móng chân
Bị khóe móng chân

Khóe móng chân là phần rìa ở tại 2 cạnh của móng chân mọc thuôn ra 2 bên trong ngón chân cái. Khóe móng chân không gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. 

Thông thường, bạn sẽ thấy một bên của móng mọc cong xuống và mọc vào xung quanh của móng. Khi bị khóe móng chân mọc ngược mà không kịp điều trị sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, bị khóe móng chân là một tình trạng khá phổ biến và mỗi người đều có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời. 

Cách nhận biết bị khóe móng chân

Cách nhận biết bị khóe móng chân
Cách nhận biết bị khóe móng chân

Khi bị khóe móng chân, bạn sẽ nhận biết dấu hiệu thông qua 3 giai đoạn khác biệt cụ thể: 

  • Giai đoạn 1: Bạn sẽ cảm nhận ngón chân đau nhẹ, nhất là khi bạn chạy hoặc hay nhón mũi chân. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ bạn sẽ cảm thấy khóe móng chân bị viêm đỏ nhẹ. 
  • Giai đoạn 2: Bạn sẽ thấy ngón chân hay cả bàn chân đổ nhiều mồ hơn và có mùi nồng, khó chịu. Bởi vì phần viêm ở khóe móng đã dồn đụn lên và có dịch tiết hay máu mủ. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, rã rời và bị sốt. 
  • Giai đoạn 3: Sau một thời gian không được điều trị, móng chân sẽ cắm sâu vào ụ thịt gây viêm tấy đỏ, loét và chảy mù. Vào giai đoạn này thì tình trạng bị khóe móng chân đã trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không điều trị trong thời gian này thì nhiễm trùng có thể đi sâu tận vào trong xương. 

Bị khóe móng chân phải làm sao để hết sưng?

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng bị khóe móng chân sưng đau nhưng không biết làm sao, dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng cụ thể như sau: 

Vệ sinh sạch sẽ phần khóe móng chân

Đầu tiên, bạn nên vệ sinh sạch sẽ phần khóa móng chân bằng cách sử dụng các dụng cụ cắt móng chuyên dụng. Lưu ý, bạn phải rửa tay thật sạch với nước để tiến hành làm sạch móng chân và đảm bảo không gây nhiễm khuẩn sau khi vệ sinh khóe móng. Tiếp theo, bạn cần phải khử trùng các dụng cụ cắt móng tay, nhíp, que đẩy móng bằng cồn tẩy rửa hoặc hydrogen peroxide rồi để cho khô ráo. 

Vệ sinh sạch sẽ phần bị khóe móng chân
Vệ sinh sạch sẽ phần bị khóe móng chân

Sau đó, bạn cho chân vào ngâm với nước ấm từ 10 đến 30 phút để có thể làm mềm móng và da. Bạn có thể cho một số chất khử trùng như muối, dầu cây trà hoặc giấm vào bồn ngâm chân. Sau khi ngâm xong, bạn có thể lau khô bàn chân và các ngón bằng khăn mềm. Sau khi ngâm chân, bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên phần khóe ngón chân bị sưng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc mỡ để bôi mà không cần chỉ định của bác sĩ. 

Cắt bỏ phần bị khóe móng chân

Cắt bỏ phần bị khóe móng chân
Cắt bỏ phần bị khóe móng chân

Sau đó bạn sẽ tiến hành cắt bỏ phần bị khóe móng chân một cách nhẹ nhàng theo các bước dưới đây: 

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn nhẹ nhàng xoa bóp vùng da xung quanh móng chân để cải thiện lưu lượng máu đến khu vực móng chân. Đồng thời, sẽ giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. 
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn sẽ nhấc mép móng chân lên và đặt một miếng bông gòn nhỏ dưới móng. Mục đích của việc đặt bông gòn đó là để làm chệch móng mọc theo hướng khác và không ăn vào da. 
  • Bước 3: Bạn sẽ cạo lớp da ở hai bên móng bằng dũa móng tay hoặc que đẩy biểu bì để loại bỏ da chết.
  • Bước 4: Sau đó, bạn sẽ sử dụng kềm cắt móng, giữ cho móng dài ít nhất 1-2 mm ở đầu móng chân. Bởi vì khi cắt khóe móng ở vị trí này sẽ giảm áp lực và cơn đau gây lên cho móng. 
  • Bước 5: Cuối cùng, làm sạch khu vực cắt móng chân bằng dầu cây trà hoặc chất khử trùng khác để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở. 

Chi tiết các bước lấy khóe móng chân bị sưng có mủ an toàn

Tiến hành chăm sóc móng sau khi cắt

Khi bị khóe móng chân nếu được điều trị đúng cách sẽ tự hết sau 48 giờ và tình trạng này sẽ khỏi sau 1 tuần. Bên cạnh đó, khóe móng chân bị sưng đau và có mủ sẽ hoàn toàn tự lành trong vòng 2 tuần. Sau khi khóe móng chân mới được hình thành sẽ lấp đi khoảng trống tại khu vực tổn thương thì cơn đau sẽ không còn nữa. 

Tiến hành chăm sóc móng sau khi cắt
Tiến hành chăm sóc móng sau khi cắt

Tuy nhiên, bạn nên hạn chế lấy khóe móng chân bởi vì sẽ không đem lại giá trị thẩm mỹ cao mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, bạn sẽ tốn nhiều thời gian để chăm sóc chẳng may khóe móng chân bị sưng đau hoặc bị mưng mủ. 

Sát trùng vết thương nếu có tổn thương

Sát trùng vết thương nếu có tổn thương
Sát trùng vết thương nếu có tổn thương

Sau khi lấy khóe móng chân, bạn phải sử dụng thuốc sát trùng để khử trùng toàn bộ vết thương. Bởi vì đây cũng là một vết thương hở như những vết thương trên cơ thể do đó cần được sát trùng để tránh vi khuẩn xâm nhập. Nếu không được sát trùng sẽ khiến cho móng chân gặp phải tình trạng nhiễm trùng, lâu dần ngón chân sẽ trở nên mưng mủ và sưng tấy đỏ hơn. 

Thoa kem dưỡng ẩm cho móng

Sát trùng vết thương nếu có tổn thương
Sát trùng vết thương nếu có tổn thương

Bạn có thể chăm sóc móng chân bằng cách thoa kem dưỡng ẩm vào mỗi buổi tối. Việc thoa kem dưỡng ẩm sẽ giúp cung cấp một số dưỡng chất nuôi dưỡng móng và giúp khắc phục tình trạng sưng tấy đỏ. Bạn nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm cho móng lành tính, có thành phần thiên nhiên an toàn cho vết thương và da. 

Luôn giữ móng sạch sẽ

Luôn giữ móng sạch sẽ
Luôn giữ móng sạch sẽ

Một trong những điều quan trọng để chăm sóc móng đó là luôn giữ cho móng sạch sẽ. Bạn nên thường xuyên sử dụng khăn bông mềm lau xung quanh ngón chân để loại bỏ bụi bẩn và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Đồng thời bạn nên quan sát khi nào khóe móng chân mới mọc ra để có kịp thời cắt, tránh để móng quá dài khiến chúng đâm vào vết thương cũ. 

Bị khóe móng chân khi nào nên cần gặp bác sĩ?

Bị khóe móng chân khi nào nên cần gặp bác sĩ
Bị khóe móng chân khi nào nên cần gặp bác sĩ

Bị khóe móng chân có nên gặp bác sĩ không? Khi nào bị khóe móng chân thì nên gặp bác sĩ? Đây là những câu hỏi được nhiều quan tâm và thắc mắc khi bị khóe móng chân. Mặc dù khóe móng chân sẽ khiến bạn cảm thấy sưng đau, mưng mủ nhưng hoàn toàn có thể lấy ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải các bệnh mãn tính hoặc gặp nhiều vấn đề về nhiễm trùng da thì việc tự điều trị sẽ khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Nhiễm trùng do khóe móng chân mọc ngược sẽ ảnh hưởng đến bàn chân, cẳng chân và toàn bộ cả cơ thể. Nếu không kịp điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng xương ngón chân. Do đó, khi bị khóe móng chân bạn nên cần gặp bác sĩ trong các trường hợp nghiêm trọng như sau: 

  • Bạn cảm thấy đau móng chân dữ dội.
  • Bạn cảm thấy bị đau hoặc nhiễm trùng ở nơi nào trên bàn chân.
  • Khi bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính khác. 
  • Gặp một số dấu hiệu nhiễm trùng như đau, đỏ hoặc mưng mủ trên móng chân. 
  • Tình trạng khóe móng chân sưng đau, mưng mủ và không hoàn toàn tự khỏi sau 7 ngày. 

Như vậy có thể thấy bị khóe móng chân cũng cực kỳ nguy hiểm nếu không loại bỏ kịp thời. Do đó, bạn nên thường xuyên cắt móng chân, chăm sóc và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh trường hợp này nhé! Đừng quên theo dõi nhipsongkhoe thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé

BÀI VIẾT HỮU ÍCH