Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi xảy ra một số tai nạn hoặc va đập khiến cho móng chân bị sứt ra. Một số người gặp phải trường hợp bị sứt móng chân thường cảm thấy hoang mang và không biết cách xử lý như thế nào. Vậy bị sứt móng chân sau bao lâu thì khỏi? Bài viết dưới đây nhipsongkhoe sẽ giới thiệu đến bạn một số nguyên nhân khiến cho móng chân bị sứt và lưu ý cần phải biết khi gặp phải trường hợp này. 

Bị sứt móng chân nguyên nhân do đâu?

Bị sứt móng chân là một trong những tai nạn mà không ai mong muốn hay còn được gọi là onychoptosis. Bị sứt móng chân thường đến từ 2 nguyên cơ bản đó là do nấm móng và do tổn thương va đập. 

Do nấm móng

Bị sứt móng chân do nấm móng
Bị sứt móng chân do nấm móng

Nguyên nhân bị nấm móng có thể do nhiều loại nấm gây ra. Cụ thể, các vi khuẩn gây nấm móng làm bào mòn hoặc chết các tế bào và vùng protein. Sau một thời gian dài không điều trị, tế bào da và protein trong móng sẽ cạn kiệt dần khiến cho móng bị bung ra ngoài. Khi bị nấm móng chân, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như móng chân có màu vàng, nâu và trắng, bị thối trở nên dày, to và cứng hơn, dễ vỡ và có thể sẽ bị bung ra. 

Do tổn thương va đập

Sứt móng chân cho va đập do tổn thương va đập
Sứt móng chân cho va đập do tổn thương va đập

Một trong những nguyên nhân khác khiến móng chân bị bung ra đó là do tổn thương va đập. Tình trạng này thường xảy ra khi chân bạn gặp tai nạn hoặc trong quá trình chạy nhảy, chơi thể thao bị va đập mạnh. Khi gặp tình trạng này, bạn sẽ thấy ngón chân có màu nâu, đen, bị chảy máu và nếu nghiêm trọng hơn đó có thể là bị sứt móng chân. 

Bị sứt móng chân nên làm gì?

Khi bị sứt móng chân, bạn sẽ cảm nhận được có một đơn dai dẳng ập đến và vô cùng khó chịu, cản trở sinh hoạt hằng ngày. Vậy khi bị sứt móng chân phải làm sao? Để giảm thiểu tình trạng đau, bạn nên biết cách sơ cứu vết thương khi bị sứt móng chân ra ngoài. 

Sơ cứu vết thương

Sơ cứu vết thương giúp bạn tránh tình trạng nhiễm trùng, giảm bớt đau đớn và giúp móng phục hồi nhanh. Mặc dù vào thời điểm đó, bạn sẽ cảm thấy cơn đau cực kỳ ê buốt nhưng cần phải giữ được sự bình tĩnh để sơ cứu theo các trường hợp sau: 

Bị sứt móng chân nhẹ

Sứt móng chân nhẹ
Sứt móng chân nhẹ

Nếu móng chân chỉ bị sứt nhẹ hoặc trầy xước phần bên ngoài, bạn chỉ cần rửa sạch, sát trùng vết thương. Sau đó, cắt sát phần móng bị bật đi rồi sát khuẩn lại. Ngoài ra, bạn cũng cần băng bó lại để móng chân có thể tự phục hồi một cách nhanh nhất. 

Bị sứt móng chân nặng

Bị sứt móng chân nặng
Bị sứt móng chân nặng

Trong trường hợp bị sứt móng chân nặng, bạn cần phải thực hiện một số thao tác sơ cứu phức tạp hơn. Đầu tiên, bạn hoàn toàn không được rút hoặc loại bỏ toàn bộ móng chân. Bởi vì điều này sẽ làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, có nguy cơ nhiễm trùng cao và móng sẽ khó hồi phục. 

Sau đó, bạn cần tiến hành vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý và thuốc sát khuẩn betadine để sát trùng, tránh vi khuẩn xâm nhập. Tiếp theo, bạn sẽ sử dụng băng gạc để băng bó vết thương, đặt móng bị sứt về vị trí cũ bằng động tác nhẹ nhàng để không gây ra những cơn đau. Sau khi băng bó xong, bạn có thể sử dụng túi chườm đá áp lên khu vực bị thương giúp cầm máu, bớt sưng và giảm đau. 

Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng và quá sức chịu đựng, bạn nên tới ngày trạm y tế gần nhà để được khám, sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm do bác sĩ kê. 

Loại bỏ phần móng chân bị sứt

Loại bỏ phần móng chân bị sứt
Loại bỏ phần móng chân bị sứt

Đối với những trường hợp móng chân bị sứt ít, bạn hoàn toàn có thể tự loại bỏ phần đó ngay tại nhà một cách an toàn. Dưới đây là một số bước mà bạn có thể thực hiện theo để loại bỏ phần móng chân bị sứt: 

  • Đầu tiên, bạn sẽ sát trùng vùng móng chân bị bật bằng khăn bông mềm thấm đều nhẹ nhàng lên vết thương. 
  • Sau đó, dùng bấm móng chân hoặc kéo chuyên dụng tỉa phần trên của móng. 
  • Tiếp theo, bạn cần tiến hành cắt bỏ phần móng bị hư tổn để các tế bào nhanh phục hồi và mọc lại nhanh chóng. 
  • Cuối cùng, sử dụng một miếng vải băng vết thương để quấn 2-3 vòng xung quanh móng chân tránh trường hợp bụi bẩn và nhiễm trùng. 

Lưu ý, mọi thao tác chỉ nên được thực hiện nhẹ nhàng, tránh tác động quá mạnh khiến móng bị tổn thương. Đặc biệt, bạn không nên cố gắng loại bỏ toàn bộ phần móng bị bật, chỉ bỏ đi phần ở ngoài da.

Xem thêm: Cách lấy khoé móng chân bị sưng mủ chi tiết từng bước một

Bị sứt móng chân kiêng ăn gì?

Bị sứt móng chân kiêng ăn gì?
Bị sứt móng chân kiêng ăn gì?

Bị sứt móng chân là một vết thương hở nên bạn cần kiêng những thực phẩm gây sẹo lồi, ngứa, mưng mủ… như đối với các vết thương khác trên cơ thể. Một số loại thực phẩm sau đây mà bạn cần kiêng đó chính là 

  • Rau muống làm tăng sinh tế bào quá mức, khiến cho vết thương bị lồi lên. 
  • Sản phẩm từ gà như thịt, trứng có thể khiến cho vết thương bị đau nhức. 
  • Gạo nếp có tính nóng dẻo, khiến cho vết thương bị mưng mủ.
  • Hải sản khiến cho vết thương bị sứt móng có thể bị sẹo lồi.
  • Đậu phộng khiến cho vết thương bị đau nhức và trở nên ngứa. 

Khi móng chân bị sứt ra bạn nên ăn các thực phẩm lành tính, an toàn và giàu dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm mà bạn nên ăn cụ thể như hoa quả tươi như cam, dưa hấu, chuối, thanh long và các loại rau nhiều màu sắc như bông cải xanh, củ dền, ớt chuông. Bên cạnh đó, bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm để hạn chế nhiễm trùng móng.  

Bị sứt móng chân có mọc lại được không?

Trong trường hợp bị bung móng chân mà ngón vẫn không bị ảnh hưởng, nghĩa là lớp gian bào không bị mất thì chỉ sau một thời gian ngắn, móng chân bị sứt sẽ được mọc lại. 

Bị sứt móng chân bao lâu thì khỏi và mọc lại móng?

Bị sứt móng chân bao lâu thì khỏi và mọc lại móng
Bị sứt móng chân bao lâu thì khỏi và mọc lại móng

Theo nghiên cứu, trung bình mỗi ngày móng tay hoặc móng chân của con người sẽ phát triển khoảng 0.1mm. Tuy nhiên, tùy vào mức độ tổn thương khác nhau mà thời gian móng chân bị sứt sẽ phục hồi khác nhau. Trong trường hợp móng chân bị sứt toàn bộ thì sau thời gian bong tróc, móng mới sẽ phát triển. Móng sẽ phát triển dần dần với tốc độ 0.1mm/ ngày. Sau khoảng 6-9 tháng móng sẽ trở lại bình thường như lúc đầu. Tuy nhiên, nếu móng bị nhiễm trùng nặng thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn có khi lên đến 1-2 năm. 

Như vậy thông qua bài viết dưới đây, bạn đã có thể hiểu hơn về vấn đề bị sứt móng chân. Đây là một trong những tai nạn hoặc va đập mà không ai mong muốn gặp phải bởi vì cơn đau kéo dài dai dẳng của nó. Do đó, bạn nên hoàn toàn cẩn thận khi lái xe hoặc chơi các trò chơi thể thao để tránh trường hợp bị sứt móng chân xảy ra nhé!