Bị trẹo lưng là hiện tượng thường gặp, xuất phát từ nhiều tác động chủ quan và khách quan trong thói quen sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Bài viết sau nhipsongkhoe sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị cũng như lưu ý cần biết để tránh trẹo lưng.
Mục Lục
Nguyên nhân gây ra bị trẹo lưng
Trẹo lưng gây đau nhức có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến là một số tác nhân sau:
Cúi xuống bị trẹo lưng khi mang vác vật nặng
Mang vác vật nặng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng bị trẹo lưng. Khi cúi xuống để mang vác vật nặng, tải trọng lên lưng sẽ tăng, gây ra căng thẳng hoặc tổn thương cho các cơ và dây chằng ở vùng lưng, dẫn đến nguy cơ bị trẹo lưng.
Việc lặp lại hành động này trong thời gian dài có thể gây đau nhức và tình trạng trẹo lưng nặng hơn nếu không chú ý đến tư thế khi mang vác. Tình trạng cúi xuống bị trẹo lưng thường gặp phải ở những người lao động chân tay thường xuyên phải bê vác ở cường độ cao.
Chấn thương khi tập luyện
Bị trẹo lưng khi tập luyện là tình trạng rất phổ biến trong giới thể thao. Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ việc khi tập luyện,vận động viên hoạt động quá mạnh hoặc không đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, việc thiếu sự giám sát và hướng dẫn của huấn luyện viên, không có sự chuẩn bị và giãn cơ trước khi tập luyện cũng gây ra chấn thương, nặng hơn có thể giãn dây chằng lưng.
Xem thêm: Tập aerobic bị đau lưng có nên tiếp tục tập không?
Sai tư thế khi ngủ bị trẹo lưng
Ngủ bị trẹo lưng có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngủ sai tư thế, chẳng hạn như nằm quay ngang, quay dọc, nằm sấp, nằm ngửa, nghiêng co chân,… có thể tạo áp lực lên cột sống và dẫn đến tình trạng đau co thắt ở vùng lưng khi thức dậy.
Nếu để lâu dài, thói quen xấu này có thể dẫn đến các vấn đề về xương khớp và kết cấu của cột sống, gây ra các bệnh về xương khớp và lưng, bao gồm cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
Vặn lưng một cách đột ngột
Khi mệt mỏi, nhiều ngườii thường thực hiện động tác vặn lưng đột ngột giúp cơ bắp kéo giãn và cảm thấy thoải mái. Thực tế, hành động này rất dễ gây trẹo lưng, khiến lưng bị đau nhức và buốt lạnh.
Việc vặn lưng gây ra tác động mạnh và bất ngờ lên cột sống, kéo giãn các dây thần kinh và cơ bắp xung quanh khu vực này. Bạn nên vặn lưng một cách nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh tạo áp lực lớn lên vùng cột sống sẽ giúp giảm nguy cơ bị trẹo lưng.
Bị trẹo lưng phải làm sao?
Làm gì khi bị trẹo lưng là thắc mắc của phần lớn mọi người. Để tránh những biến chứng và giảm cơn đau nhức do hiện tượng trẹo lưng gây ra, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau.
Tránh vận động mạnh và cho lưng nghỉ ngơi
Khi bị trẹo lưng, vùng lưng bị tổn thương và bị căng thẳng khiến việc vận động trở nên khó khăn và đau đớn. Bạn nên tránh vận động mạnh và cho lưng nghỉ ngơi, giảm những áp lực không cần thiết cho vùng lưng và cột sống.
Khi bạn cho lưng nghỉ ngơi, cơ và dây chằng ở vùng lưng được giảm căng thẳng và nhanh chóng phục hồi hơn. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo rằng không giữ tư thế ngồi hay nằm quá lâu để tránh gây cứng cơ và khó khăn khi tiếp tục vận động sau này.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Khi bị trẹo lưng, chườm nóng hoặc chườm lạnh thường được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ trợ để giảm đau và chữa trị đau đớn cho vùng lưng. Chườm nóng giúp giãn các mạch máu và tăng lưu thông máu, giảm sự co thắt của các cơ và dây chằng ở vùng lưng. Nhờ vậy, cơn đau sẽ được giảm bớt, vùng lưng cũng được thư giãn và dễ chịu hơn.
Chườm lạnh có tác dụng chính trong việc làm giảm đau và viêm. Khi bạn chườm lạnh, các mạch máu sẽ co lại, giảm bớt cảm giác sưng và đau nhức. Ngoài ra, chườm lạnh cũng có thể giảm sự co thắt của các cơ và dây chằng ở vùng lưng, giúp tăng khả năng phục hồi của vùng lưng.
Mát xa và xoa bóp cho lưng
Mát xa là phương pháp điều trị tự nhiên, thường được sử dụng trong y học cổ truyền và hiện đại để giảm đau và giúp phục hồi những chấn thương như bị trẹo lưng. Theo y học cổ truyền, mát xa có thể giúp điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông máu và giảm tắc nghẽn, do đó giúp giảm đau do giãn gây chằng lưng một cách hiệu quả. Việc mát xa khoảng 30 phút/lần có thể giúp giảm đau và giãn cơ bắp ở vùng lưng, từ đó cải thiện sự linh hoạt và di chuyển của cột sống lưng
Kết hợp tập luyện các bài tập yoga nhẹ nhàng
Mặc dù việc nghỉ ngơi khi bị trẹo lưng là cần thiết, bạn vẫn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng để tránh cơ bắp bị co cứng, kém linh hoạt khi cử động. Yoga có thể giúp bạn nới lỏng cơ và dây chằng, tăng tính linh hoạt và giảm căng thẳng cho các cơ lưng.
Những động tác yoga như nghiêng lưng, quay lưng và cúi xuống được thực hiện theo từng giai đoạn và độ khó khác nhau, giúp cơ thể dần thích nghi và tăng cường sức khỏe lưng.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc cũng là lời khuyên hữu ích cho thắc mắc làm gì khi bị trẹo lưng. Việc sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Nếu đau lưng nhẹ hoặc vừa phải, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và viêm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nhà thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Khám bác sĩ
Bạn nên đến khám bác sĩ trong trường hợp bị trẹo lưng gây ra cơn đau nghiêm trọng trong thời gian dài, kèm theo một số biến chứng bất thường như bầm tím, sưng viêm.
Bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật khám và chẩn đoán để xác định tình trạng của lưng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị bao gồm đơn thuốc giảm đau, tập luyện thể dục, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nặng nhẹ của trẹo lưng.
Bao lâu thì hết bị trẹo lưng?
Tình trạng trẹo lưng thường không kéo dài quá lâu, đa phần đều khỏi sau khoảng 3-4 tuần. Nếu bạn kết hợp các phương pháp điều trị đúng cách, cơn đau có thể thuyên giảm và chấm dứt sớm hơn chỉ sau 1-2 tuần.
Lưu ý cần tránh không bị trẹo lưng
- Điều chỉnh tư thế khi ngồi và đứng: Hãy giữ tư thế thẳng lưng khi ngồi và đứng, tránh cúi xuống hoặc ngồi quá lâu một vị trí.
- Tập luyện thể dục: Luyện tập thể dục thường xuyên để củng cố cơ bắp và tăng tính linh hoạt của cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc huấn luyện viên để lựa chọn phương pháp phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình.
- Nâng đồ vật đúng cách: Khi cần phải nâng đồ vật nặng, hãy cố gắng thực hiện đúng cách nâng, bằng cách uốn lưng, gập gối và giữ đồ vật gần cơ thể để tránh bị trẹo lưng.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể gây ra đau lưng. Hãy thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như yoga, thở sâu hoặc mát xa thường xuyên.
- Điều chỉnh giường ngủ và tư thế ngủ: Hãy đảm bảo rằng giường ngủ của bạn thoải mái và hỗ trợ đúng cách cho cơ thể.
Với những chia sẻ vừa rồi, chắc hẳn bạn đã biết nguyên nhân gây ra tình trạng bị trẹo lưng và có cách điều trị phù hợp. Tuy không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng trẹo lưng cũng gây ra đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt, cử động. Bạn nên chú ý vận động, tập luyện để tránh gặp phải tình trạng này.