Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Cho nên, trong những năm tháng đầu đời, các bé rất thường hay ngủ nhiều, ngủ lâu để nâng cao trí tuệ. Thế nhưng, một số bé lại yêu ngủ hơn, say mê đến nỗi không chịu dậy ăn hay bú gây đói ảnh hưởng không tốt. Nhiều mẹ lo lắng, không biết có cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì nhanh chóng và hiệu quả hay không? Bài viết sau đây nhipsongkhoe sẽ giúp bạn giải đáp tất cả mọi câu hỏi đó, cùng theo dõi ngay nhé!

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh ngủ li bì?

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh ngủ li bì?
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh ngủ li bì?
  • Có thể nói nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân cơ bản nhất khiến trẻ sơ sinh ngủ li bì chính là thói quen. Suốt quá trình dài ở trong bụng mẹ, em bé ngủ liên tục nên khi ra môi trường bên ngoài chưa thích nghi được. Bé chưa biết đến lịch sinh hoạt ngày hay đêm nên không thể làm gì khác hơn thay vì ngủ li bì.
  • Một số trường hợp các mẹ phải dùng đến cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ say khi bé quá thoải mái, dễ chịu. Không gian mát mẻ, bé được giữ ấm tốt, không có rắc rối gì về việc đi vệ sinh khiến bé ngủ ngon, ngủ nhiều. Thậm chí, vài đứa bé còn bị ảnh hưởng bởi thuốc gây mê, thuốc giảm đau khi người mẹ chuẩn bị chuyển dạ đi sinh.
  • Trẻ vừa tiêm phòng các loại vacxin thường cũng ngủ nhiều hơn, lâu hơn bình thường sau 24 - 48 giờ để tăng hệ miễn dịch. Ngoài ra, bé ngủ xuyên suốt còn liên quan đến một vài bệnh lý như: Bệnh vàng da, lượng đường trong máu thấp,… Cho nên, bạn phải xác định rõ nguyên nhân và phương pháp kịp thời, không được chủ quan, nhất là nguyên nhân do bệnh lý.

Thời gian giấc ngủ trung bình của trẻ sơ sinh 

Thời gian giấc ngủ trung bình của trẻ sơ sinh 
Thời gian giấc ngủ trung bình của trẻ sơ sinh

Ở từng độ tuổi, các bé sẽ có nhu cầu ngủ, số lượng giấc ngủ cũng như thời gian ngủ khác nhau. Thông thường, tổng thời gian ngủ trung bình của một đứa trẻ sơ sinh rơi vào khoảng 16 - 20 giờ/ 1 ngày. Cứ 30 - 45 phút bé sẽ thức 1 lần hoặc tầm 3 - 4 giờ cho sẽ có 1 cữ ngủ.

Dưới đây là một số khung thời gian ngủ tiêu chuẩn cho từng tháng tuổi của bé, bạn có thể tham khảo nhé!

  • Bé 1 - 3 tháng tuổi: Tổng thời gian ngủ khoảng 16 giờ/ 1 ngày.
  • Bé từ 3 - 6 tháng tuổi: Khoảng 15 giờ ngủ/ 1 ngày.
  • Bé từ 6 - 9 tháng tuổi: 14.5 giờ ngủ/ 1 ngày.
  • Bé từ 9 - 12 tháng tuổi: Ngủ khoảng 13.5 - 14 giờ/ 1 ngày.

Bạn nên tìm hiểu khung thời gian tiêu chuẩn này để có cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì thật hợp lý nhé!

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì, ngủ say

Dưới đây là một số cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì đơn giản, dễ dàng và hiệu quả nhất. Bạn có thể lưu lại và vận dụng ngay cho con mình nhằm xây dựng 1 giấc ngủ đúng chuẩn khoa học nhé!

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng cách chạm nhẹ vào bé

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng cách chạm nhẹ vào bé
Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng cách chạm nhẹ vào bé

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì này là một trong những cách vô cùng đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lại cho tỷ lệ thành công cao. Bạn chỉ cần dùng tay mình xoa vào má hoặc cánh tay của bé khoảng vài giây trong lúc bé đang ngủ. Lúc này bé sẽ dần dần tỉnh dậy bởi sự đánh thức cực thân mật, gần gũi này của mẹ.

Nếu bé vẫn ngáy ngủ, không chịu dậy, mẹ có thể sử dụng thêm khăn mặt mềm có thấm nước để lau má cho bé. Chính sự mát mẻ, thoải mái từ khăn sẽ giúp bé tỉnh táo hơn, nhanh chóng thức giấc ngay lập tức.

Đánh thức bé bằng âm nhạc

Đánh thức bé bằng âm nhạc
Đánh thức bé bằng âm nhạc

Âm nhạc chính là cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì vừa nhanh lại vừa tốt mà các mẹ nên áp dụng. Khi bé đang ngủ, bạn hãy mở tiếng nhạc nhè nhẹ, âm điệu du dương với âm lượng vừa phải.

Bỏ khăn quấn khi ngủ

Bỏ khăn quấn khi ngủ
Bỏ khăn quấn khi ngủ

Quấn khăn sẽ giúp bé cảm thấy ấm áp giống như môi trường bên trong bụng mẹ, vì thế bé ngủ ngon hơn. Cho nên, nếu muốn đánh thức bé, bạn hãy thử bỏ khăn quấn ra để hơi lạnh dần dần luồn vào làm tỉnh táo bé.

Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng, để bé không giật mình hay đột ngột thức giấc và quấy khóc, nên chạm tay vào bé trước. Khi nào bé có phản ứng lại, bạn mới chậm rãi, nhẹ nhàng bỏ khăn quấn ta nhé, không bỏ quá nhanh khiến bé lạnh.

Cho trẻ bú mẹ 

Cho trẻ bú mẹ 
Cho trẻ bú mẹ

Ngoài ra, bạn cũng có thể vận dụng cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ say bằng động tác đưa ti gần miệng bé. Theo phản xạ tự nhiên, bé sẽ há miệng ra để bú và bắt đầu tỉnh giấc dần để nạp năng lượng cho cơ thể.

Điều chỉnh ánh sáng phòng

Điều chỉnh ánh sáng phòng
Điều chỉnh ánh sáng phòng

Điều chỉnh ánh sáng phòng bé ngủ mạnh hơn, sáng hơn một chút để bé tự giác thức giấc cũng là cách hay. Bạn có thể kéo rèm cửa sổ hoặc thay đổi độ sáng của đèn từ từ để giúp bé thức dậy nhé!

Một vài lưu ý cần chú ý với giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Một vài lưu ý cần chú ý với giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Một vài lưu ý cần chú ý với giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Ngoài ra, việc áp dụng các cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì trên sẽ cho hiệu quả cao hơn nếu bạn lưu ý một số điểm sau:

  • Đánh thức bé bằng âm nhạc, bạn nhớ là đừng mở quá đột ngột hay mở quá lớn. Tốt nhất là nên mở nhạc không lời, tránh làm bé giật mình bởi sự phá vỡ yên tĩnh quá mạnh mẽ.
  • Trước khi cho bé bú, bạn nhớ di chuyển bé ra khỏi giường, đặt bé với tư thế hướng cao đầu nhé! Điều này sẽ giúp cho dạ dày bé không nằm ngang, gây tình trạng ọc sữa ra ngoài, đồng thời cũng khiến bé không quay trở lại giấc ngủ trong môi trường mới.
  • Bạn đừng chiếu thẳng đèn vào mắt bé khi đánh thức bé bằng việc thay đổi ánh sáng đèn phòng nhé! Như vậy sẽ làm con bị chói mắt, gây cảm giác khó chịu.

Áp dụng các cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì ngủ say trên sẽ giúp bạn dễ thiết lập lịch sinh hoạt chuẩn cho bé. Từ đó, hình thành trong bé một thói quen ngủ, ăn hay chơi đúng giờ, đúng giấc, đúng nhu cầu. Trẻ vì vậy cũng không rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng, nhẹ cân hay luôn cáu gắt, khó chịu, kém phát triển. Hy vọng, những thông tin này hữu ích với những bạn đang có ý định hoặc chuẩn bị làm mẹ chăm trẻ sơ sinh nhé!

BÀI VIẾT HỮU ÍCH