Giãn dây chằng lưng là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay, mọi đối tượng đều có thể mắc phải, nhất là những người ở độ tuổi trung niên. Nó gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của bệnh nhân. Thậm chí, các trường hợp nghiêm trọng đôi khi còn gây liệt. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân và cách chữa trị, hãy cùng nhipsongkhoe khám phá ngay nhé!

Dấu hiệu giãn dây chằng lưng

Dấu hiệu giãn dây chằng lưng
Dấu hiệu giãn dây chằng lưng

Dấu hiệu giãn dây chằng lưng điển hình nhất là những cơn đau nhức dữ dội nhưng chỉ ở tại vị trí vùng thắt lưng. Chúng không hề lan xuống bộ phận chân hay khắp toàn thân như nhiều người vẫn nghĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết được thông qua một số triệu chứng sau đây:

  • Vùng lưng dưới có cảm giác căng ra, đơ cứng dẫn đến các khớp khu vực này bị hạn chế về biên độ chuyển động.
  • Bệnh nhân bị giãn dây chằng lưng thường bị cứng khớp và đau lưng. Từ đó những động tác hay tư thế không thể được thực hiện như bình thường.
  • Cơ lưng bị co thắt mọi thời điểm ngay cả khi bạn vận động hay nghỉ ngơi.
  • Tình trạng đau này kéo dài liên tục trong khoảng 10 - 14 ngày.
  • Đồng thời, một số bệnh nhân còn có biểu hiện thường xuyên nhức mỏi, uể oải toàn thân.

Nguyên nhân bị giãn dây chằng ở lưng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến dây chằng ở lưng bị tổn thương, thế nhưng chủ yếu vẫn là vì:

Làm việc, bê vác hoặc vận động sai tư thế 

Làm việc, bê vác hoặc vận động sai tư thế 
Làm việc, bê vác hoặc vận động sai tư thế

Nguyên nhân này là nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất hiện nay, nhiều người thường hay gặp phải mà không để ý. Trong quá trình làm việc, bê vác vật nặng, bạn vận động không đúng tư thế sẽ dẫn đến tình trạng này. Các dây chằng vì bị kéo dãn quá sức suốt thời gian dài mà dần trở nên yếu ớt, tổn thương.

Chấn thương khi tập luyện 

Chấn thương khi tập luyện 
Chấn thương khi tập luyện

Một số bệnh nhân thường xuyên tập luyện, hoạt động với cường độ lớn cũng dẫn đến hiện tượng giãn dây chằng lưng. Nhiều trường hợp, vì quá kéo dãn, dây chằng còn bị đứt vô cùng nguy hiểm, chỉ có thể mổ nối lại để phục hồi.

Yếu tố tuổi tác

Yếu tố tuổi tác
Yếu tố tuổi tác

Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, kể cả dây chằng cũng đều bị lão hóa dần theo thời gian. Cho nên, khi tuổi tác càng cao, nguy cơ bị giãn dây chằng ở lưng cũng theo đó càng gần.

Mang thai 

Mang thai 
Mang thai

Phụ nữ có thai, vùng lưng phải gánh thêm trọng lực từ thai nhi, do đó dây chằng dễ bị dãn hơn người bình thường. Nếu các cơ và dây chằng vùng lưng không đủ bền bỉ, mạnh khỏe để chịu đựng sẽ tạo nên hiện tượng giãn dây chằng.

Thay đổi tư thế đột ngột

Thay đổi tư thế đột ngột
Thay đổi tư thế đột ngột

Việc ngồi hay giữ yên 1 tư thế quá lâu rồi thay đổi đột ngột như đứng lên hay xoay trái, xoay phải,… cũng khiến tình trạng giãn dây chằng lưng xuất hiện. Nó làm cho các nhóm cơ và dây chằng phía sau cột sống bị căng cứng, kèm tổn thương.

Cách sơ cứu nhanh người bị dãn giãn dây chằng ở lưng

Cách sơ cứu nhanh người bị dãn giãn dây chằng ở lưng
Cách sơ cứu nhanh người bị dãn giãn dây chằng ở lưng

Nhiều người lo ngại, bị giãn dây chằng lưng phải làm sao để sơ cứu nhanh, đảm bảo an toàn cho người bệnh? Sau đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn cứu bệnh nhân bị giãn dây chằng hiệu quả:

  • Không nên để bệnh nhân cử động khi phát hiện bị giãn dây chằng lưng. Điều này sẽ khiến tình trạng tổn thương trầm trọng hơn, thậm chí quá cố sức sẽ gây đứt dây chằng, khó phục hồi hơn.
  • Ngoài ra, bạn không cần dán hay thoa các loại cao có công dụng làm nóng vùng lưng bị giãn dây chằng ở lưng. Vì như vậy cơ sẽ càng căng giãn ra thêm, đồng thời không dễ gì co lại như bình thường.
  • Cuối cùng, bạn hãy lấy một ít đá lạnh chườm  ngay vào vị trí bị chấn thương để chữa cháy tình hình nhé! Đá có công dụng giảm đau, làm tê liệt vùng bị chấn thương, hỗ trợ dây chằng vùng thắt lưng co lại, phục hồi không ít.

Giãn dây chằng lưng phải làm sao? 

Mặc dù không đe dọa cho tính mạng người bệnh, nhưng nếu không biết cách trị giãn dây chằng lưng bệnh sẽ thành mãn tính. Và, một khi đã là bệnh mãn tính thì sẽ rất khó chữa, các khớp dần lỏng lẻo, tổn thương trầm trọng hơn. Vậy, chữa như thế nào mới đúng cách?

Hạn chế các cử động cúi lưng

Hạn chế các cử động cúi lưng
Hạn chế các cử động cúi lưng

Khi gặp hiện tượng giãn dây chằng lưng, bạn tuyệt đối phải được nghỉ ngơi, nằm ngửa và thả lỏng cơ thể hoàn toàn. Hạn chế hết mức việc cử động cúi lưng để tránh dây chằng bị chấn thương nhiều hơn, nặng nề hơn.

Chườm lạnh 

Chườm lạnh 
Chườm lạnh

Dùng đá chườm lạnh lên khu vực bị tổn thương trong khoảng 30 phút sẽ giúp các cơ và dây chằng co lại tốt hơn. Chưa kể, đá lạnh còn có tác dụng làm tê và giảm đau nhanh chóng, tăng hiệu quả phục hồi dây chằng.

Mát xa hoặc xoa bóp cơ lưng nhẹ nhàng

Mát xa hoặc xoa bóp cơ lưng nhẹ nhàng
Mát xa hoặc xoa bóp cơ lưng nhẹ nhàng

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với xoa bóp, massage ở 2 bên vùng cột sống ít nhất 30 phút/ 1 lần. Theo y học cổ truyền, cách này giúp làm giảm đau nhanh, kích thích lưu thông máu, điều hòa khí huyết và giảm tắc nghẽn.

Châm cứu 

Châm cứu 
Châm cứu

Phương cách châm cứu vào vùng dây chằng bị giãn, tổn thương làm cho những cơn đau dữ dội mau chóng biến mất. Liệu pháp này sẽ giúp điều trị đau lưng do giãn hay đứt dây chằng ở thắt lưng hữu hiệu.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc

Những cơn đau đớn, nhức nhối do giãn dây chằng ở lưng cũng có thể dùng thuốc giảm đau để cải thiện. Thế nhưng, bạn đừng quá lạm dụng, vì có thể sẽ để lại những tác dụng phụ không mong muốn.

Khám bác sĩ

Khám bác sĩ
Khám bác sĩ

Đối với trường hợp giãn dây chằng lưng ở mức độ nặng, bạn nhất định phải đi thăm khám bác sĩ ngay. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bạn điều trị nội khoa tích cực lâu dài để giảm nhanh cơn đau và hỗ trợ khả năng đàn hồi tốt.

Nếu vẫn không đạt được hiệu quả như ý, bác sĩ còn can thiệp ngoại khoa với một số biện pháp như: Kéo giãn cột sống, đeo đai hỗ trợ, chiều đèn hồng ngoại hay điện xung,…

Bị giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi? 

Bị giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi còn tùy theo mức độ nhẹ hay nặng mà sẽ có sự khác nhau. Theo đó:

  • Trường hợp giãn dây chằng ở mức độ nhẹ: Sau khoảng 2 tháng hoặc nhanh hơn nữa, bệnh sẽ tự khỏi nếu bạn áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
  • Trường hợp giãn dây chằng ở thắt lưng ở mức độ nặng: Bác sĩ cần hỗ trợ bằng các biện pháp can thiệp y tế để phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì vì có thể thời gian sẽ kéo dài hơn 2 tháng hoặc lâu hơn.

Bệnh lý giãn dây chằng lưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Tình trạng vận động hạn chế kéo dài mà thậm chí còn dễ dẫn đến những bệnh xương khớp như thoát vị đĩa điểm, thoái hóa khớp,… Hy vọng rằng, những thông tin trên đây bổ ích và giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nhé!

BÀI VIẾT HỮU ÍCH