Hiện tượng móng chân xuất hiện mưng mủ, sưng viêm không phải tình trạng hiếm gặp. Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là mức độ nặng nhẹ của phần khóe móng chân bị viêm. Cùng nhipsongkhoe tìm hiểu cách lấy khóe móng chân bị sưng trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao cần lấy khóe móng chân bị sưng mủ? 

Lấy khóe móng chân là việc thực hiện cắt bỏ phần rìa nằm ở hai cạnh ngoài của móng. Khóe móng chân không có hại cho cơ thể hay sức khỏe, chỉ là một bộ phận thừa bạn nên cắt đi để móng chân gọn gàng, sạch sẽ hơn.

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ
Lấy khóe móng chân bị sưng mủ

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khóe móng chân phát triển quá mức và đâm vào da thịt. Khu vực khóe móng ẩm ướt, không được vệ sinh kết hợp với phần thịt bị móng đâm vào gây ra hiện tương viêm đau và sưng mủ. Khi đó, bạn cần phải tiến hành lấy khóe móng chân bị sưng để điều trị dứt điểm tình trạng này, tránh những biến chứng nguy hại hơn như nhiễm trùng, sưng đau lan rộng,…

Cách lấy khóe móng chân bị sưng đau

Móng chân bị sưng mủ phải làm sao là điều khiến những người gặp phải tình trạng này vô cùng băn khoăn và lo lắng. Cách điều trị nhanh chóng và thường được sử dụng nhất là tiến hành cắt lấy khóe móng chân bị sưng hoặc điều trị bằng thuốc bôi. Tùy thuộc vào tình trạng vùng sưng mà việc cắt khóe có thể được thực hiện khác nhau.

Cách lấy khóe móng chân bị sưng đau có mủ nhẹ

lấy khóe móng chân bị sưng đau có mủ nhẹ
Lấy khóe móng chân bị sưng đau có mủ nhẹ
  • Bước 1: Rửa sạch móng chân và tiến hành sát khuẩn vùng có khóe móng bị sưng. Nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh tác động quá mạnh lên vùng móng chân. Người thực hiện cắt khóe cũng cần vệ sinh sạch sẽ tay trước khi làm việc.
  • Bước 2: Khử trùng toàn bộ dụng cụ dùng để thực hiện cắt khóe móng bằng oxy già hoặc cồn tẩy rửa. Điều này giúp tránh tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng gây ra do thiếu vệ sinh hoặc dùng chung dụng cụ giữa các người bệnh. 
  • Bước 3: Trước khi thực hiện chữa khóe móng chân bị sưng đau có mủ nhẹ, bạn nên ngâm chân trong nước muối ấm từ 20-30 phút. Nước muối ấm có tính sát khuẩn, đem lại cảm giác thư giãn nhẹ nhàng và giúp móng chân mềm hơn trước khi cắt.
  • Bước 4: Sau khi ngâm nước muối, dùng khăn mềm lau khô sạch sẽ chân, đặc biệt là phần móng bị sưng. Kết hợp thực hiện mát xa thư giãn giúp kích thích lưu thông máu, hỗ trợ giảm sưng viêm và đau nhức ở vùng khóe có mủ. 
  • Bước 5: Nhẹ nhàng nhấc chân lên và đặt ngón chân có khóe bị mủ hơi nghiêng sang một bên. Đặt một miếng bông gòn hoặc vải mềm vào dưới móng chân, tránh móng chân đâm vào da gây thêm đau đớn cho người bệnh.
  • Bước 6: Sử dụng kéo cắt và dũa móng tay loại bỏ tế bào chết ở hai bên khóe móng. Lau lại móng chân sạch sẽ và khô ráo trước khi hoàn thành.

Bạn nên sử dụng kết hợp thuốc mỡ kháng sinh, hỗ trợ thuyên giảm tình trạng sưng viêm và tiêu mủ. Nếu thực hiện đúng cách, mủ trong móng chân sẽ tiêu giảm trong vòng 1-2 ngày và dần lành lại sau 1-2 tuần.

Cắt khóe móng chân bị sưng

Cắt khóe móng chân bị sưng
Cắt khóe móng chân bị sưng

Đối với vùng móng chân có khóe đâm vào da thịt gây mưng mủ, bạn cần được tiến hành cắt khóe móng chân bị sưng.

  • Bước 1: Dùng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn, lau sạch sẽ chân và vùng móng bị sưng viêm
  • Bước 2: Sử dụng kiềm cắt da để loại bỏ phần da thừa xung quanh móng
  • Bước 3: Dùng cây khóe, khẽ đẩy phần khóe móng bị sưng lên để việc cắt khóe dễ thực hiện hơn. Lưu ý nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh để cây khóe chọc vào da hoặc vùng mưng mủ gây đau đớn và nhiễm trùng.
  • Bước 4: Dùng dao loại bỏ phần khóe móng ở khu vực bị sưng. Sau đó rửa lại chân bằng nước sạch, dùng bông thấm khô chân và vùng sưng mủ.
  • Bước 5: Kết hợp các loại kem bôi nếu cần để phục hồi vùng da chân mưng mủ trong thời gian nhanh nhất.

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ tình trạng nặng

Nếu phải lấy khóe móng chân bị sưng mủ nặng, bạn cần sự can thiệp của những người có chuyên môn cao hơn như bác sĩ hoặc chuyên gia. So với trường hợp móng chân sưng nhẹ và bình thường, cách lấy móng chân bị sưng nghiêm trọng sẽ phức tạp và đòi hỏi nhiều kĩ thuật hơn.

  • Bước 1: Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm gây tê cho ngón chân hoặc toàn bộ bàn chân. Do việc cắt khóe móng chân bị sưng mủ nặng có thể gây đau đớn, việc gây tê sẽ giúp giảm căng thẳng và khó chịu cho bệnh nhân.
  • Bước 2: Lau sạch phần chân và vùng móng bị sưng bằng các dung dịch sát khuẩn, tránh nhiễm trùng hoặc sưng viêm nghiêm trọng hơn sau quá trình tiểu phẩu.
  • Bước 3: Bác sĩ thực hiệc rạch phần móng bị sưng bằng dao hoặc laser. Tùy theo độ nghiêm trọng của vùng khóe móng bị sưng, bác sĩ có thể lựa chọn cắt bỏ một phần hoặc hoặc cắt toàn bộ phần móng.
khóe móng chân bị sưng mủ tình trạng nặng
khóe móng chân bị sưng mủ tình trạng nặng

Kết thúc tiểu phẫu lấy khóe móng chân bị sưng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định bôi và uống các loại thuốc đặc trị riêng. Bạn cần lưu ý uống kháng sinh đầy đủ, đúng liều, kết hợp bôi kem điều trị lên vùng da và móng chân bị sưng để đạt tốc độ hồi phục nhanh nhất.

Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm có nguy cơ gây hại cho vết thương. Đặc biệt, nhiều món ăn như gà, bò, đồ nếp, đồ hải sản có thể gây mưng mủ trở lại hoặc khiến vết mổ bị ngứa ngáy khó chịu.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ ? 

Cần gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu nhiễm trùng hay hoại tử vết thương
Cần gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu nhiễm trùng hay hoại tử vết thương

Khóe móng chân bị sưng không phải hiện tượng quá nguy hiểm nên bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc và chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu gặp phải một trong số những biểu hiện sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Cảm giác đau đớn ở móng ngay cả khi không cử động và di chuyển.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, sưng viêm trong nhiều ngày và không thuyên giảm
  • Nhiễm trùng lây lan san các khu vực khác trên bàn chân
  • Người bệnh bị tiểu đường, đái tháo đường hoặc mắc phải một số bệnh mãn tính
  • Sau khi thực hiện một số biện pháp lấy khóe móng chân sưng mủ nhẹ, chân vẫn bị đau nhức, chảy máu hoặc chảy mủ trong nhiều ngày

Lấy khóe móng chân bị sưng là việc làm cần thiết giúp giảm đau đớn và điều trị triệt để tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng ở chân. Với những thông tin được cung cấp trong bài viết, bạn có thể chọn phương pháp điều trụ phù hợp với tình trạng móng chân bị sưng của mình.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH