Chảy máu dưới móng chân sẽ gây nên hiện tụ máu, bầm tím có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn, va chạm. Mặc dù hiện tượng tụ máu dưới chân bị dập không quá nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp móng chân bị dập tụ máu có thể cảnh bảo một số nguyên nhân sức khỏe mà bạn cần phải chú ý. Thông qua bài viết dưới đây hãy cùng nhipsongkhoe tìm hiểu một số cách chăm sóc khi móng chân bị dập tụ máu nhé! 

Nguyên nhân gây ra móng chân bị dập tụ máu

Móng chân bị dập tụ máu là tình trạng xảy ra khi các mạch máu dưới móng bị chấn thương khiến máu tràn ra các vùng mô xung quanh manh. Từ đó, xuất hiện ngón chân bị bầm có màu tím và chảy máu dưới móng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra việc móng chân bị dập tụ máu cụ thể như sau: 

Do va đập

Móng chân bị dập tụ máu do va đập
Móng chân bị dập tụ máu do va đập

Móng chân bị tụ máu xuất hiện có thể do va đập một lực mạnh tác động xuống móng. Những va đập này có thể không nhất thiết phải quá nặng mà có thể chỉ xuất hiện trong hoạt động hàng ngày như kẹt cửa, vật nặng rơi trúng, tai nạn giao thông, ngã từ độ cao nhất định, đi bộ đường dài hoặc chơi thể thao bị va chạm. 

Do kẹt móng chân

Do kẹt móng chân
Do kẹt móng chân

Nếu móng chân bị kẹt ở cửa sẽ khiến cho lưu lượng máu dồn về phía đầu móng chân và khó có thể tan khỏi. Do đó, khi bị kẹt cửa bạn sẽ thấy có dòng máu nóng chảy ở trong móng chân. Ban đầu bạn chỉ thấy đau nhức khi bị kẹt cửa nhưng chỉ sau 5-10 phút ngón chân sẽ xuất hiện tụ máu bầm. 

Do vật nặng đè lên

Do vật nặng đè lên
Do vật nặng đè lên

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày không thể tránh khỏi các trường hợp như rơi vỡ đồ vật. Do đó, hoàn toàn không ngoại lệ việc rơi vỡ các đồ vật như ổ khóa, gỗ hay vật nặng khác và trúng phải ngón chân của bạn. Khi vật nặng đè lên sẽ khiến cho lưu lượng máu bị dồn về phía đầu móng chân và bị tắc nghẽn, tụ máu và gây bầm tím móng chân

Móng chân bị dập tụ máu phải làm sao để hết?

Khi bị dập móng chân phải làm sao? Bạn phải thực hiện một số biện pháp để phần nào cải thiện chấn thương này. Dưới đây là các điều trị móng chân bị tụ máu dập mà bạn có thể tham khảo. 

Đối với trường hợp nhẹ

Đối với trường hợp máu chân bị dập tụ máu bầm nhẹ, bạn thể thực hiện sơ cứu ngay tại nhà bằng nước đá. Đầu tiên, bạn sử dụng một chiếc khăn bông mềm rồi bỏ đá vào khăn quấn tròn lại. Tiếp theo, bạn sẽ giữ túi chườm này lên ngón chân bị tổn thương và giữ trong vòng từ 15 - 20 phút. Bạn nên thực hiện chườm đá một cách liên tục từ 1-2 giờ đồng hồ trong vòng 24 giờ đầu tiên. Sang những ngày tiếp theo, bạn chỉ cần chườm đá từ 3-4 lần để giúp tan cục máu đông ở ngón chân. 

móng chân bị dập tụ máu nhẹ
móng chân bị dập tụ máu nhẹ

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ngâm chân trực tiếp vào trong nước đá thay vì sử dụng khăn chườm. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chậu nước có đá rồi bỏ bàn chân có móng bị dập tụ máu ngâm vào chậu nước. Phương pháp này sẽ làm bạn cảm thấy ê buốt và khó chịu nhưng có thể giúp giảm được đâu và phù nề chân. 

Đối với trường hợp nặng

Đối với trường hợp móng chân bị dập tụ máu nặng hơn như móng bị bong một phần thì bạn có thể bôi kem kháng sinh và băng bó. Lưu ý bạn cần phải thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm bong tróc móng. Tuy nhiên, nếu tụ máu quá lớn thì bạn nên đi đến trung tâm y tế để thăm khám.

Móng chân bị dập tụ máu nặng gây dập vỡ móng
Móng chân bị dập tụ máu nặng gây dập vỡ móng

Bác sĩ sẽ thực hiện khoan 1 lỗ nhỏ ở móng chân để giúp máu được lưu thông một cách dễ dàng và giảm đau cho bạn. Việc này sẽ được thực hiện trong vòng 24 giờ đầu khi ngón chân bị dập, bởi vì nếu để lâu thì máu sẽ đông lại và rất khó để rút ra. Ngoài ra, bạn nên theo dõi xem cơ thể mình có bị sốt, nhiễm trùng, sưng, nóng đỏ không. 

Cách chăm sóc móng chân bị dập tụ máu giúp mọc lại nhanh

Dưới đây là một số cách chăm sóc móng chân bị dập tụ máu giúp mọc nhanh lại mà bạn có thể tham khảo cụ thể như sau: 

Hạn chế các tác động mạnh với móng chân

Hạn chế các tác động mạnh với móng chân
Hạn chế các tác động mạnh với móng chân

Đầu tiên, bạn nên hạn chế các tác động mạnh với móng chân cụ thể như chơi thể thao hoặc va chạm với các vật nặng. Đồng thời bạn nên hạn chế đi lại quá nhiều để nghỉ ngơi và thư giãn. Tụ máu sẽ từ từ tan nếu bạn thường xuyên chườm nước đá và hạn chế các tác động mạnh lên móng chân. 

Vệ sinh móng thường xuyên

Vệ sinh móng thường xuyên
Vệ sinh móng thường xuyên

Vệ sinh móng thường xuyên sẽ giúp cho môi trường xung quanh móng luôn khô ráo, sạch sẽ và có thể nhanh chóng mọc hơn. Bạn nên sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng vệ sinh quanh khóe móng. 

Cắt bỏ phần móng cũ để phần móng mới phát triển

Cắt bỏ phần móng cũ để phần móng mới phát triển
Cắt bỏ phần móng cũ để phần móng mới phát triển

Để móng mới dễ mọc và phát triển nhanh hơn, bạn nên cắt bỏ phần móng củ bị dập đi. Lưu ý, bạn chỉ nên cắt phần móng ở ngoài rìa và tuyệt đối không được cắt móng trong phần da đi. Việc cắt bỏ phần móng cũ giúp dễ dàng kích thích móng mới mọc nhanh hơn và loại bỏ đi phần móng bị dập tụ máu bầm. 

Xem thêm: Cách lấy khoé móng chân bị sưng mủ chi tiết từng bước một

Thoa kem dưỡng kích thích móng phát triển

Thoa kem dưỡng kích thích móng phát triển
Thoa kem dưỡng kích thích móng phát triển

Bạn nên sử dụng kem dưỡng móng có chứa thành phần dưỡng ẩm, cung cấp dưỡng chất sâu nuôi dưỡng từ bên trong. Chỉ sau một thời gian ngắn, móng chân sẽ nhanh mọc lại và loại bỏ hoàn toàn phần tụ máu bầm. Đặc biệt, bạn nên tìm mua những loại kem dưỡng kích thích mọc móng để sử dụng hằng ngày trước khi đi ngủ. 

Tránh ăn các thực phẩm gây sẹo và cản trở móng mọc

Tránh ăn các thực phẩm gây sẹo và cản trở móng mọc
Tránh ăn các thực phẩm gây sẹo và cản trở móng mọc

Bạn nên tránh ăn một số thực phẩm gây sẹo và cản trở móng mọc cụ thể như rau muống, gà, gạo nếp, hải sản. Khi móng chân bị tụ máu bầm bạn nên ăn các thực phẩm lành tính, an toàn và giàu dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm mà bạn nên ăn cụ thể như hoa quả tươi như cam, dưa hấu, chuối, thanh long và các loại rau nhiều màu sắc như bông cải xanh, củ dền, ớt chuông. Bên cạnh đó, bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm để có thể bổ sung và tăng cường các dưỡng chất cho máu. 

Thông qua bài viết dưới đây, bạn đã có thể hiểu hơn về vấn đề móng chân bị dập tụ máu. Có thể thấy móng chân bị dập tụ máu không quá nguy hiểm nhưng cần được khắc phục và điều trị kịp thời. Nếu không bạn sẽ cảm thấy mất tự tin khi diện những đôi dép có thể khoe được ngón chân của mình.