Bạn vô tình phát hiện trên móng tay của chính mình xuất hiện những vệt gợn sóng và khá lo lắng. Vậy móng tay bị gợn sóng là dấu hiệu bình thường hay là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý gì? Cùng tìm hiểu chính xác về vấn đề này trong bài viết này của nhipsongkhoe nhé.

Móng tay bị gợn sóng là gì? 

móng tay được gọi là bị gợn sóng khi bề mặt móng nổi lên các cộm to nhỏ khác nhau
móng tay được gọi là bị gợn sóng khi bề mặt móng nổi lên các cộm to nhỏ khác nhau

Khác với thông thường, móng tay được gọi là bị gợn sóng khi bề mặt móng tay bị gợn sóng nổi lên các cộm to nhỏ khác nhau. Các cộm to nhỏ này tạo nên bề mặt móng tay bị lõm hình gợn sóng, có màu sắc không đều kém thẩm mỹ. Đây là tình trạng khá thường gặp ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. 

Tại sao móng tay bị gợn sóng?

Móng tay bị gợn sóng có thể rất nhiều nguyên nhân gây ra
Móng tay bị gợn sóng có thể rất nhiều nguyên nhân gây ra

Móng tay bị gợn sóng có thể là dấu hiệu của một số bệnh về da như vảy nến, chàm, nấm móng. Ngoài ra, một số bệnh lý khác như viêm khớp, tiểu đường, tim, bệnh raynaud, thiếu kẽm cũng có biểu hiện ra phần móng tay kém nhẫn, móng tay bị sần sùi, gợn sóng. 

Thêm vào đó, tại sao móng tay bị gợn sóng thì một số tác động vật lý như chấn thương, tiếp xúc lâu với nước hoặc hóa chất cũng có thể gây ra tình trạng này. 

Các kiểu móng tay bị gợn sóng phổ biến

Móng tay bị gợn sóng ngang

Móng tay bị gợn sóng ngang
Móng tay bị gợn sóng ngang

Các sóng này có hướng từ bên mép phải móng sang mép trái móng, các đường này thường được Beau. Đối với móng bị gợn sóng ngang thì các đường sóng thường có kích thước lớn và sâu hơn so với các kiểu gợn sóng khác. Theo các nghiên cứu, các bệnh nhân thận cấp tính thường xuất hiện móng tay bị gợn sóng ngang. 

Móng tay bị gợn sóng dọc

Móng tay bị gợn sóng dọc
Móng tay bị gợn sóng dọc

Đường gợn sóng dọc là những dãy chạy từ đầu móng tay xuống gốc móng. Theo một nghiên cứu năm 2015, đây chính là quá trình các tế bào mới của da được sinh sản bên trong bề mặt da trồi lên để thay thế các tế bào cũ. 

Ngoài ra, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra tình trạng móng tay bị gợn sóng dọc. 

Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục móng tay bị sọc

Móng tay bị gợn sóng lõm

Móng tay bị gợn sóng lõm
Móng tay bị gợn sóng lõm

Các phần sóng này sẽ lõm hẳn xuống, sần và có màu sắc khác biệt rõ ràng với phần móng khỏe mạnh còn lại. 

Cách chữa móng tay bị gợn sóng 

Loại bỏ các thói cắn móng tay

Loại bỏ các thói cắn móng tay
Loại bỏ các thói cắn móng tay

Tuy không gây ra thiệt hại vĩnh viễn, nhưng việc cắn móng tay có thể khiến bạn nhiễm bệnh do tay chúng ta tiếp xúc vi trùng, vi khuẩn gây nấm móng. Đồng thời khiến móng tay yếu dần, sần sùi. Vì vậy bỏ thói quen cắn móng tay là cách chữa móng tay bị gợn sóng đầu tiên bạn cần làm.

Thoa kem dưỡng móng 

Thoa kem dưỡng móng 
Thoa kem dưỡng móng

Kem dưỡng móng sẽ cung cấp các protein và các khoáng chất nuôi dưỡng móng tay. Hỗ trợ phục hồi các phần móng bị sần sùi, gợn sóng. Đồng thời, trong thành phần các kem dưỡng móng còn chứa nhiều ẩm giúp cung cấp ẩm cần thiết cho móng hồng ẩm tự nhiên.

Đeo găng tay bảo vệ móng khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa

Đeo găng tay bảo vệ móng khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa
Đeo găng tay bảo vệ móng khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa

Hạn chế tối đa việc để móng tiếp xúc với các hóa chất, các chất tẩy rửa mạnh. Hãy đeo găng tay bảo vệ khi bắt buộc phải tiếp xúc với các loại hóa chất trên. Sau khi hoàn thành, nhớ rửa sạch tay lại bằng nước ấm và lau khô tay ngay với khăn mềm.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và móng 

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và móng
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và móng

Một bữa ăn dinh dưỡng mỗi ngày sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, trong đó có móng tay. Để móng tay được khỏe đẹp bạn cần bổ sung đầy đủ protein, kẽm, sắt, vitamin B12 và vitamin C. 

Giữ gìn và chăm sóc móng tay thường xuyên

Giữ gìn và chăm sóc móng tay thường xuyên
Giữ gìn và chăm sóc móng tay thường xuyên

Vệ sinh móng tay sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn, nấm trên móng tay. Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với đồ sống, môi trường kém vệ sinh. Cắt móng đều đặn để chiều dài móng không quá dài, tránh gây gãy xước móng khi sinh hoạt. 

Đồng thời nên hạn chế làm dụng sơn móng thẩm mỹ, mài móng, gắn móng giả. Vì các phương pháp này giúp bạn che khuyết điểm, sở hữu móng tay đẹp như ý nhưng sẽ làm móng yếu dần theo thời gian. 

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ rõ hơn về các kiểu và các nguyên nhân gây khiến móng tay bị gợn sóng để sớm khắc phục, khôi phục sự khỏe đẹp tự nhiên của móng tay.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH