Móng tay xuất hiện các dấu hiệu bất thường về màu sắc và kích thước có thể là những cảnh báo về các vấn đề sức khỏe. Móng tay bị lõm là một trong số đó. Vậy móng tay bị lõm là bệnh gì? Cùng nhipsongkhoe tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Mục Lục
Móng tay bị lõm là bệnh gì?
Móng tay lõm là hiện tượng một phần của móng tay bị lõm xuống, khiến móng tay gồ ghề. Khi gặp tình trạng này, móng tay thường trở nên mỏng hơn, không nhẵn nhụi, xuất hiện các vết nứt, vảy. Theo tiến sĩ Amy Derrick của Đại học Northwestern Hoa Kỳ, móng tay bị lõm là một trong hơn 30 dấu hiệu trên móng tay phản ánh các vấn đề sức khỏe.
Tại sao móng tay bị lõm
Do di truyền
Hình dáng và kiểu móng cũng bị ảnh hưởng một phần bởi yếu tố di truyền. Nếu gia đình bạn có nhiều người có kiểu móng tay lõm thì khả năng cao móng tay bạn bị lõm là di truyền.
Do thiếu máu
Nguyên nhân phổ biến nhất gây khiến móng tay bị lõm là do cơ thể thiếu hụt sắt hoặc do thiếu máu. Người có móng tay lõm thường có mức độ hồng cầu thấp hơn người bình thường.
Do tiếp xúc với hóa chất
Khi tiếp xúc thường xuyên với dung môi chứa dầu, các chất tẩy rửa sẽ khiến móng tay bị tổn thương, bào mòn. Vì thế các công nhân làm việc thường xuyên với hóa chất, thợ làm tóc, rửa bát… thường có móng tay mỏng và lõm.
Do mắc các bệnh lý mãn tính
Tại sao móng tay bị lõm? Móng tay bị lõm còn có thể là dấu hiệu liên quan đến các bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, suy dinh dưỡng, vảy nến, rối loạn tuyến giáp hoặc hội chứng Raynauds.
Do yếu tố môi trường
Theo một nghiên cứu, móng tay bị lõm hình thìa thường xảy ra với 32% trẻ em sống ở khu vực nông thôn, và chỉ 17% đối với trẻ sống ở khu vực thành thị.
Các tình trạng phổ biến khi bị lõm móng tay
Móng tay bị lõm ngang
Móng tay bị lõm ngang là loại móng tay lõm phổ biến nhất. Các vết lõm trên móng tay theo chiều ngang tạo nên các gờ sóng gồ ghề. Đồng thời có màu trắng hoặc ngà vàng khác biệt với màu hồng vốn có của móng.
Móng tay bị lõm nhỏ
Các vết lõm nhỏ và nông, màu sắc không quá khác biệt với màu vùng móng khỏe mạnh, mới nhìn qua sẽ khó lòng phát hiện được gọi là móng tay bị lõm nhỏ.
Móng tay bị lõm ở giữa
Đối với trường hợp móng tay bị lõm ở giữa thì vết lõm thường khá lớn, nằm ngay chính giữa móng, phần xung quanh hơi cao lên.
Khi móng tay bị lõm phải làm sao?
Khám bác sĩ để chẩn đoán tình hình bệnh
Để biết phương pháp điều trị đúng cách tình trạng móng tay bị lõm thì người bệnh nên tìm đến các cơ sở ý tế thăm khám. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác tác nhân và đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
Bổ sung các sản phẩm giàu sắt cho cơ thể
Sắt là dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt đối với sự phát triển khỏe mạnh của móng tay. Để sở hữu bộ móng hồng hào, nhẵn nhụi bạn đừng quên bổ sung đầy đủ sắt vào chế độ dinh dưỡng nhé.
Giữ gìn và chăm sóc móng tay thường xuyên
Nhiều vấn đề của móng đều bắt nguồn từ các loại vi khuẩn vì thế hãy đảm bảo móng tay của bạn luôn sạch. Vệ sinh, cắt dũa móng thường xuyên, lau khô tay sau khi rửa. Và nếu bạn có thói quen cắn móng tay thì từ bỏ ngay nhé.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm sẽ cung cấp độ ẩm, ngăn ngừa thoát nước của da và móng giúp da tay mềm mại, móng tay bóng khỏe hồng hào. Đồng thời dưỡng ẩm cũng giúp tạo lớp màng bảo vệ móng và tay trước tác hại của môi trường bên ngoài.
Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa
Tránh để móng tay tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa mạnh bằng cách đeo găng tay, tránh làm tình trạng móng tay lõm diễn biến tệ hơn nhé.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thế nào là móng tay bị lõm: nguyên nhân và ngăn ngừa khắc phục hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe và đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích tiếp theo của nhipsongkhoe nhé!
BÀI VIẾT HỮU ÍCH
Nguyên nhân và cách khắc phục móng tay bị sọc