Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng tuy là tình trạng khá phổ biến và hầu như lành tính, có thể tự khỏi. Song đôi lúc chúng lại rất nguy hiểm nếu đi kèm nhiều biểu hiện bất thường khác, nên bạn không được chủ quan. Khi thấy con mình đang gặp phải vấn đề khó chịu này, bạn hãy nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị ngay. Hãy cùng bổ sung thêm kiến thức về bệnh lý này cùng nhipsongkhoe trong bài viết sau đây bạn nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng
Hiện tượng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, đa phần xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Do dị ứng với các tác nhân
Trẻ sơ sinh khi vừa mới lọt lòng sẽ cực kỳ xa lạ với môi trường bên ngoài khoang bụng ấm áp của mẹ. Vì thế, khi tiếp xúc các tác nhân mới mẻ, hệ miễn dịch của trẻ chưa thể nhận diện một cách chính xác, thuần thục. Điều này gây nên tình trạng trẻ dễ bị dị ứng, nổi mề đay trên da, xuất hiện những triệu chứng như:
- Lưng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ, có lúc còn mọc lên ở vùng da ngực, cánh tay, bắp chân,…
- Các nốt mẩn này có kích thước và hình dạng đa dạng, không đều nhau.
- Từ đó dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và thường xuyên quấy khóc ở trẻ.
Thay đổi thời tiết làm trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng
Trong giai đoạn đầu, cơ thể trẻ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu xung quanh mình. Ví dụ khi trời chuyển lạnh đột ngột hay quá nắng nóng sẽ khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, thậm chí ở cả bụng hoặc toàn thân.
Đặc biệt trường hợp trẻ toát nhiều mồ hôi lại càng dễ làm triệu chứng phát triển hơn. Vì lúc này, mồ hôi gây ứ đọng trong các lỗ chân lông trên da, tạo tiền đề cho mẩn đỏ hình thành.
Rôm sảy do nằm nhiều
Các bà các mẹ theo dân gian xưa hay quan niệm bế trẻ nhiều sẽ làm trẻ có thói quen xấu, quen hơi mẹ. Thế nhưng, ít ai biết rằng, trẻ sơ sinh nằm lâu 1 chỗ vô tình khiến bề mặt da lưng bị bí bách. Do không được tiếp xúc với không khí, mồ hôi không thể thoát ra ngoài chính là nguyên nhân tạo nên tình trạng bé bị rôm sảy ở lưng
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng do sốt phát ban
Nổi mẩn đỏ ở lưng trẻ sơ sinh có thể còn bắt nguồn từ nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban. Virus Herpes 6 - 7 mà trẻ nhiễm phải khiến trẻ bị sốt cao liên tục 2 - 3 ngày. Sau đó, trên da dần xuất hiện các nốt mẩn đỏ và tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Hiện tượng này không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe cũng như sự an toàn của trẻ nếu được chăm sóc tốt và cơn sốt hạ nhiệt nhanh.
Do không được vệ sinh sạch sẽ
Làn da em bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm, non nớt, nếu không chú ý vệ sinh sẽ có nguy cơ bị rôm sảy. Cộng thêm khả năng hoạt động nhiều, ra mồ hôi tích tụ ở lỗ chân lông, hình thành nốt mẩn đỏ là điều khó tránh.
Mắc các bệnh về da
Theo thống kê, có khoảng 50% trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng do mắc chứng viêm da giai đoạn 6 - 9 tháng. Chỉ cần không được lưu tâm, bảo vệ, bệnh viêm da có thể tạo thành rôm sảy khắp toàn thân trẻ.
Khi lưng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ phải làm sao?
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng cần được quan sát thật cẩn thận và chẩn đoán chính xác bệnh tình. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, bạn nên lưu ý một vài điểm quan trọng sau đây:
Tránh dùng móng tay để gãi
Dù gây nhiều ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu, nhưng các mẹ hãy kiên quyết không dùng móng tay để gãi cho con. Vì hành động chà xát mạnh này có khả năng gây tổn thương cho da của bé, thậm chí để lại sẹo sau này.
Tránh lạm dụng thuốc
Trong thời gian trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bạn tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà. Thay vì vậy, bạn có thể cung cấp cho bé 1 chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn để nâng cao đề kháng.
Nếu trẻ vẫn còn đang bú mẹ, thì bạn hãy cố gắng gia tăng số lần bú hơn, càng nhiều càng tốt. Bởi, trong sữa mẹ có nhiều thành phần giúp gia tăng hệ miễn dịch hiệu quả.
Khám bác sĩ
Khi phát hiện có hiện tượng nổi mẩn đỏ ở lưng trẻ sơ sinh, bạn nên cho trẻ đi thăm khám ngay. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh tình chính xác hơn, xác định đúng nguyên nhân, động cơ gây bệnh.
Đồng thời, bác sĩ cũng đưa ra phương án điều trị tốt nhất, hiệu quả nhất cho trẻ. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ như đã nói ở trên nhé!
Cách khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng trẻ sơ sinh
Để khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên vệ sinh cho bé
Với nguồn gốc từ thiên nhiên, các nguyên liệu này vừa an toàn, lành tính lại vừa giúp tiết kiệm chi phí. Nhiều phụ huynh đã áp dụng và chứng minh chúng không hề kém phần hiệu nghiệm. Theo đó:
Cho trẻ tắm với mướp đắng
Mướp đắng có tính hàn, chứa nhiều thành phần kháng viêm, nên cực kỳ tốt cho da bé khi đang nổi mẩn đỏ. Sau khi mua về, bạn nên rửa sạch mướp đắng với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.
Thái mướp đắng thành lát mỏng cho vào nồi rồi bắt đầu đun sôi. Bạn pha thêm nước lạnh vào cho đủ độ ấm rồi tắm cho bé mỗi ngày 1 lần, có thể đẩy lùi được bệnh lý.
Sử dụng khế
Lá khế cũng thường được người xưa áp dụng, nó cho hiệu quả khá cao trong việc chữa trị mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Bạn chỉ cần hái 1 nắm lá kê tươi mang đi rửa sạch nhiều lần rồi rang trong chảo nóng cho héo lại.
Sau đó, bạn mang giã cho nát rồi xà xát nhẹ nhàng lên bề mặt da đang bị rôm sảy của bé. Cuối cùng rửa sạch lại bằng nước ấm và sử dụng khăn bông mềm lau cho ráo nước. Thực hiện mỗi ngày 1 lần bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.
Cho trẻ tắm bằng lá trầu không
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng cũng có thể sử dụng nước lá trầu không để cải thiện nhanh chóng. Bạn lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch và nấu trong nồi nước cho đến khi sôi già. Pha cùng 1 ít nước lạnh, bạn cho trẻ tắm 3 - 4 lần mỗi tuần để đánh bay các nốt mẩn đỏ trên vùng da trẻ.
Tắm bằng nước lá trà xanh
Tương tự như lá trầu không, bạn cũng mang lá trà xanh còn tươi đi rửa sạch, sao cho hơi héo rồi đem đi nấu lấy nước. Hỗn hợp nước lá trà xanh khi tắm trẻ có tác dụng kháng viêm, làm dịu những cơn ngứa, rôm sảy cũng dần lặn mất.
Sử dụng thuốc
Bạn cũng có thể kết hợp thêm thuốc Tây y để tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng nhanh khỏi hơn. Một số dòng thuốc được bào chế dạng kem bôi rất tiện dụng và hiệu quả. Chẳng hạn như: Histamin, Corticoid, kháng sinh, thuốc giảm ngứa, kem dưỡng ẩm,…
Tuy nhiên, bạn cần đến thăm khám trực tiếp để nhận được sự chỉ định từ bác sĩ rồi mới sử dụng nhé! Dùng thuốc đúng liều lượng, đúng quy định sẽ giúp bạn tránh được hiện tượng trẻ bị tác dụng phụ.
Luôn để cơ thể bé được khô thoáng
Ba mẹ tránh để cơ thể con luôn trong trạng thái mồ hôi mướt mát sẽ khiến bệnh lý rôm sảy phát triển mạnh hơn. Hãy nhớ tuyệt đối giữ cơ thể bé khô thoáng, sạch sẽ, hạn chế các tiếp xúc không cần thiết từ môi trường bên ngoài.
Cho bé mặc đồ thấm hút mồ hôi tốt
Cuối cùng, chuyên gia cũng khuyên bạn nên mua sắm những bộ quần áo chất liệu an toàn, thấm hút mồ hôi tốt. Vì, mồ hôi là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng. Mồ hôi không thấm qua vải sẽ thấm ngược vào lỗ chân lông, từ đó nguy cơ bị rôm sảy thêm cao.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là hiện tượng khá phổ biến và không hề hiếm gặp, nhất là vào mùa nóng. Do đó, nhiều mẹ bỉm rất chủ quan cho rằng chúng sẽ tự lặn mà chẳng biết bé có thể gặp hàng loạt các hệ lụy nguy hiểm, chẳng hạn như bệnh lý viêm da, nhiễm trùng da,… Nếu thấy lưng trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, mẹ hãy chú ý tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị nhé!