U tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải, đặc biệt là ở nữ giới. Vấn đề bị u tuyến giáp kiêng ăn gì là chủ đề được khá nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu chi tiết về nội dung này trong bài viết sau đây của nhipsongkhoe nhé.

U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là việc hình thành nên các cục u nằm ở tuyến giáp
U tuyến giáp là việc hình thành nên các cục u nằm ở tuyến giáp

U tuyến giáp (nhân tuyến giáp) là những nốt đặc hình thành bên trong nhu mô tuyến giáp - tuyến nhỏ nằm ở khu vực cổ trước, ngay trên xương ức. Đa phần các u này không nghiêm trọng và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nên không dễ bị phát hiện. U tuyến giáp biểu hiện triệu chứng khi đã phát triển lớn gây chèn ép tới vùng cổ, ảnh hưởng hoạt động thở và nuốt. Vậy thì người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Hãy cùng đọc tiếp những thông tin dưới đây nhé!

Người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì? 

Thực phẩm chế biến sẵn 

Thực phẩm chế biến sẵn 
Thực phẩm chế biến sẵn

Người u tuyến giáp nên kiêng ăn gì? Đó là các thực phẩm chế biến sẵn. Vì các thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia, các calo xấu gây hại cho tuyến giáp. Chúng có thể khiến các u tuyến giáp phát triển nhanh hơn, to hơn. 

Đậu nành

Đậu nành
Đậu nành

Đậu nành chứa hàm lượng rất cao chất isoflavone. Isoflavone có trong đậu nành gây cản trở khả năng hấp thụ iot của tuyến giáp khiến ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone ở tuyến giáp. Vì thế người bị u tuyến giáp kiêng ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như nước tương, đậu phụ,…

Nội tạng động vật

Người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì - nội tạng động vật
Người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì - nội tạng động vật

Các loại nội tạng động vật chứa nhiều axit lipoic không tốt cho chức năng của tuyến giáp, khiến quá trình điều trị u tuyến giáp khó khăn hơn. Nếu bạn bị u tuyến giáp thì đừng ăn các loại nội tạng như gan, lòng mề, tim…

Kiêng các thực phẩm có chứa hàm lượng gluten

Gluten có nhiều trong các thực phẩm từ lúa mì, lúa mạch đen như bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt. Gluten không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy… mà còn gây phản ứng miễn dịch tự động làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. 

Đường và chất tạo ngọt 

Đường và chất tạo ngọt 
Đường và chất tạo ngọt

Đường chính là là loại thực phẩm tiếp theo cho câu hỏi người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì? Khi bị u tuyến giáp, chức năng chuyển hóa bị suy giảm. Vì vậy nếu ăn quá nhiều đường hay các chất tạo ngọt thì cơ thể sẽ không thể chuyển hóa thành năng lượng đường. Từ đó, gây ra tình trạng thừa đường, tăng cân, phù nề cơ thể đặc biệt là tại vùng cổ. 

Các chất kích thích

Các chất kích thích
Các chất kích thích

Bị u tuyến giáp cần tránh xa các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có gas. Vì các chất này sẽ ảnh hưởng đến tuyến giáp đồng thời giảm khả năng hấp thụ thuốc điều trị, cản trở quá trình cải thiện của bệnh.

Canxi và thực phẩm chứa canxi

Đối với bệnh nhân u tuyến giáp khi điều trị thường phải sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp. Khi sử dụng các loại hormone tổng hợp này bệnh nhân cần kiêng các thực phẩm chứa canxi vì chúng có thể tạo phức với thuốc gây cản trở khả năng hấp thuốc của hormone.

Các loại rau họ cải 

Các loại rau họ cải 
Các loại rau họ cải

Loại thực phẩm tiếp theo mà người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì đó chính là các loại rau họ cải. Súp lơ, cải bắp, cải xanh,… các loại rau họ cải nói chung đều chứa isothiocyanate. Như đã chia sẻ ở trên isothiocyanate có thể hạn chế hấp thụ iot. Đặc biệt là khi ăn sống các loại rau này càng khiến lượng isothiocyanate hấp thụ lớn hơn so với khi nấu chín.  

Aspartame

Aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo
Aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo

Đây là một chất tạo ngọt nhân tạo có liên quan đến bệnh Basedow và nhiều bệnh lý tự miễn khác, gây ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể, dẫn đến sản sinh kháng thể kháng giáp và bệnh viêm tuyến giáp nguy hiểm. Vì thế người bị u tuyến giáp cần kiêng ăn các thực phẩm chứa chất tạo ngọt aspartame.

Người bị u tuyến giáp nên ăn những gì? 

Trái cây giàu vitamin C

Trái cây giàu vitamin C
Trái cây giàu vitamin C

Ăn nhiều trái cây tươi là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vitamin giúp tăng đề kháng chống lại các nguy cơ bệnh tật, giảm nguy cơ hình thành các u tại vùng cổ, tuyến giáp.

Bổ sung i-ốt

Bổ sung i-ốt
Bổ sung i-ốt

I-ốt là nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất hormone tại tuyến giáp. Bổ sung đầy đủ i ốt giúp giảm nguy cơ u tuyến giáp, hạn chế sự phát triển của các khối u. Một số thực phẩm chứa nhiều i-ốt có thể kể đến như muối tinh, rong biển, trứng, sữa… 

Hải sản

Người bị u tuyến giáp nên tích cực ăn nhiều hải sản
Người bị u tuyến giáp nên tích cực ăn nhiều hải sản

Hải sản chứa nhiều chất béo lành tính tốt cho cơ thể và cung cấp nguồn vitamin cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp. Từ đó giúp tuyến giáp phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ u bướu tuyến giáp.

Sau mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì ? 

Đồ ăn cứng, khó tiêu

Tuyến giáp nằm ngay vùng cổ nên sau khi mổ u tuyến giáp bạn nên lựa chọn các món ăn mềm dễ nuốt để tránh tác động đến vết mổ. Vì vậy câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì thì chắc chắn là các đồ ăn cứng, khó tiêu.

Các thực phẩm khi bị u tuyến giáp không nên ăn

Sau mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì? Ngoài ra, sau khi mổ tuyến giáp thì các thực phẩm cần kiêng khi bị u tuyến giáp đã kể ở trên bạn cũng cần tiếp tục kiêng khem để tránh ảnh hưởng quá trình điều trị.

Thịt bò 

Sau mổ u tuyến giáp không nên ăn gì - Thịt bò 
Sau mổ u tuyến giáp không nên ăn gì - Thịt bò

Thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể tuy nhiên giai đoạn mới mổ u tuyến giáp thì cần hạn chế ăn thịt bò nhé. Vì lượng đạm dồi dào trong bò có thể khiến vết mổ bị sậm màu, dễ để lại sẹo.

Rau muống

Không nên ăn rau muốn để vết mổ nhanh liền sẹo
Không nên ăn rau muốn để vết mổ nhanh liền sẹo

Đặc biệt, sau khi mổ u bướu tuyến giáp, bệnh nhân cần kiêng ăn rau muống. Loại rau này khó khả năng làm đầy vết thương, kích thích hình thành da non nhanh hơn từ đó tăng khả năng tạo sẹo lồi. 

Như vậy, bài viết trên nhipsongkhoe đã giải đáp những thắc mắc người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thể lên một thực đơn dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của mình một cách an toàn nhất.