Da bị xỉn màu, sạm đen khiến khuôn mặt thiếu sức sống, mệt mỏi, ảnh hưởng sự tự tin trong giao tiếp và công việc. Vậy da mặt bị sạm đen là bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục da sạm, lấy lại nước da sáng mịn vốn có. Cùng nhipsongkhoe tìm hiểu nhé!

da mặt bị sạm đen là bệnh gì?
da mặt bị sạm đen là bệnh gì?

Da mặt bị sạm đen là bệnh gì? 

da mặt bị sạm đen bản chất là sự tăng tích tụ sắc tố da melanin - chất tạo sắc màu trên da
da mặt bị sạm đen bản chất là sự tăng tích tụ sắc tố da melanin - chất tạo sắc màu trên da

Trước tiên để biết da mặt sạm đen là bệnh gì chúng ta cần nguyên lý khiến da bị tối màu, đen đi. Da sạm đen về bản chất là sự tăng tích tụ sắc tố da melanin - chất tạo sắc màu trên da. Đây là hiện tượng phổ biến do sắc tố da melanin bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: ánh nắng, sắc tộc, di truyền. 

Sạm da có thể xuất hiện ở cả hai giới, trong đó nữ chiếm đến 90%. Phụ nữ độ tuổi 20-50 dễ bị nám da, sạm đen chủ yếu do ảnh hưởng của quá trình dậy thì, sinh sản, mãn kinh và tiền mãn kinh. 

Ngoài ra, để nghiên cứu về câu hỏi da bị sạm đen là bệnh gì, tiến sĩ Wake Forest của Đại học Joseph Jorizzo đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa vấn đề sức khỏe và các biểu hiện trên da. Trong đó, một số bệnh nghiêm trọng sẽ báo hiệu ngay lên làn da bị sạm đen có thể kể đến như: bệnh Addison, Leopard, tăng sắc số Kitamura, thiếu sắc, thoái hóa cột sống, thiếu vitamin A, B12, bệnh xơ cứng bì… 

Nguyên nhân gây ra tình trạng da mặt bị sạm đen, xỉn màu

Do di truyền

Do di truyền
Do di truyền

Nghiên cứu cho thấy melanin có hai loại melanin sáng màu và melanin tối màu. Tỉ lệ melanin sáng/tối ở mỗi người khi sinh ra là khác nhau. Điều này lý giải tại sao có màu da ở mỗi châu lục lại khác nhau. Hàm lượng sắc tố melanin sáng ở người châu Âu cao hơn hẳn người châu Á và người châu Phi. Ngoài ra, cùng một chủng tộc nhưng yếu tố di truyền của mỗi người vẫn khác nhau, nên màu da sáng tối là khác nhau. 

Do dinh dưỡng

Nếu bạn đang băn khoăn da mặt đen sạm là bệnh gì? thì rất có thể da bạn đang bị bệnh thiếu chất. Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là protein, omega-3 có thể khiến làn da không được nuôi dưỡng tốt, khô yếu. Khi này da sẽ dễ bị tác động làm biến đổi sắc tố melanin gây sạm nám, xỉn màu da. 

Do sinh hoạt không điều độ

Thường xuyên thức khuya cũng là nguyên nhân gây ra da mặt bị sạm đen
Thường xuyên thức khuya cũng là nguyên nhân gây ra da mặt bị sạm đen

Ngủ nghỉ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya không chỉ khiến da khô mà còn khiến da xỉn màu, tối màu đi trông thấy. Ngoài ra, làm việc quá thường xuyên trước ánh sáng máy tính cũng làm tăng sản sinh melanin khiến da sạm đen, đặc biệt là vùng da mắt và gò má. 

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố

Hoạt động của các hormone progesterone và estrogen có tác động đến sự sản sinh sắc tố melanin của da. Trong các giai đoạn mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh ở nữ giới, nội tiết tố có sự thay đổi lớn khiến tăng sản sinh melanin. Khi lượng melanin tăng cao, da trở nên tối màu, sạm đen, thậm chí xuất hiện tình trạng nám và tàn nhang. 

Da bị đen do ảnh hưởng bởi tia UV từ ánh nắng mặt trời

Da bị đen do ảnh hưởng bởi tia UV từ ánh nắng mặt trời
Da bị đen do ảnh hưởng bởi tia UV từ ánh nắng mặt trời

Tia UV là nguyên nhân chính và thông dụng nhất kích thích sản sinh melanin. Tình trạng nhẹ khiến da đen sạm, không đều màu, nặng hơn có thể gây cháy da với cảm giác cháy da, lột da.

Do yếu tố bệnh lý 

Như nghiên cứu của tiến sĩ Wake Forest đã nêu ở trên, một số bệnh lý có biểu hiện gây da đen sạm. Một số câu trả lời của câu hỏi da bị sạm đen là bị bệnh gì? có thể kể đến như: suy giảm chức năng gan, suy thận, tích tụ sắt, thoái hóa đốt sống… Yếu tố bệnh kết hợp cùng việc sử dụng thuốc điều trị khiến tình trạng da càng tệ hơn. 

Cách cải thiện tình trạng da mặt bị sạm đen hiệu quả

Làm sạch da đúng cách

Làm sạch da đúng cách
Làm sạch da đúng cách

Làm sạch là khâu vô cùng quan trọng không những cải thiện màu sắc da mà còn giúp phục hồi da mặt bị rỗ rất hiệu quả. Để cải thiện tone da hiệu quả bạn cần đảm bảo da đã được làm sạch sâu, loại bỏ các tế bào chết để kích thích quá trình sản sinh tế bào da mới. 

Bạn nên tạo thói quen tẩy tế bào chết từ 1-2 lần/ tuần. Đồng thời rửa mặt sạch mỗi ngày với sữa rửa mặt phù hợp với làn da. Sau khi làm sạch luôn nhớ khóa ẩm cho da bằng cách sản phẩm dưỡng ẩm để đảm bảo da đủ ẩm, mềm mịn trắng sáng. 

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp nâng tone da

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp nâng tone da
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp nâng tone da

Để cải thiện sắc tố da thì một chế độ sinh hoạt lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Chế độ ăn uống phải có lượng calo thích hợp, tăng cường các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, trái cây tươi, các loại ngũ cốc, hạt. Tránh đồ ăn nhiều đường, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga.

Bên cạnh đó, hãy xây dựng thời gian biểu ngủ nghỉ đúng giờ, tập luyện thể thao thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng làn da. 

Sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên để đắp mặt nạ cho da 

Sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên để đắp mặt nạ cho da 
Sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên để đắp mặt nạ cho da

Thay vì làm trắng da bằng các loại kem dưỡng hóa chất thì hãy thử kiên trì nâng tone da an toàn hiệu quả với các mặt nạ thiên nhiên. Bạn có thể tận dụng các loại mặt nạ dưới đây:

  • Mặt nạ dưỡng trắng từ sữa chua và mật ong: Đơn giản trộn đều hai nguyên liệu trên thành hỗn hợp sệt. Thoa đều hỗn hợp mặt nạ lên da và massage nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút. Duy trì 3 lần/tuần để cảm nhận sự lên tone của làn da
  • Mặt nạ dưỡng trắng từ cám gạo và sữa tươi không đường: Trộn 1 thìa cám gạo, 1 thìa cốt chanh cùng sữa chua không đường. Đắp đều hỗn hợp vừa trộn lên da trong khoảng 15-20 phút sau đó rửa sạch bằng nước. Duy trì ít nhất tuần 2 lần để cảm nhận da trắng sáng và mịn màng rõ rệt.

Uống bổ sung collagen cho da 

Uống bổ sung collagen cho da 
Uống bổ sung collagen cho da

Collagen là thành phần quan trọng tạo nên sự đàn hồi, căng mịn của làn da. Theo năm tháng, hàm lượng collagen trong da sẽ bị giảm sút khiến da nhăn nheo, xỉn màu. Vì thế bổ sung collagen là một trong các cách cải thiện da bị sạm đen vô cùng hiệu quả.

Sử dụng các phương pháp thẩm mỹ làm trắng da

Sử dụng các phương pháp thẩm mỹ làm trắng da
Sử dụng các phương pháp thẩm mỹ làm trắng da

Cuối cùng, để sở hữu một làn da trắng bạn hoàn toàn có thể đầu tư tiền bạc vào các phương pháp thẩm mỹ. Theo cùng công nghệ, hiện nay có rất nhiều phương pháp làm trắng hiện đại như tắm trắng, tiêm trắng, detox da giúp bạn sở hữu làn da trắng ngọc mơ ước chỉ sau vài buổi liệu trình.

Qua bài viết, mong rằng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi da mặt bị sạm đen là bệnh gì? và có cho mình phương pháp cải thiện sắc tố da phù hợp cho bản thân để sở hữu làn da trắng sáng mịn màng. 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH