Sài là chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ do bị nhiễm tà khí, yếu vía, vía xấu gây nên. Dưới đây là một số thông tin chi tiết cũng như mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh thường thấy nhất. Ba mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn và có những lựa chọn đúng đắn, đảm bảo an toàn cho bé nhà mình.

Sài ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? 

Sài ở trẻ sơ sinh khiến trẻ ốm yếu và quấy khóc
Sài ở trẻ sơ sinh khiến trẻ ốm yếu và quấy khóc

Sài là tên gọi quen thuộc mà dân gian gọi cho một bệnh lý trên người trẻ sơ sinh có những dấu hiệu bất thường. Bệnh sài thường được ông bà xưa phán đoán là do trẻ bị nhiễm vía xấu, tà khí từ các môi trường như: Đám tang, đám bốc mộ người chết, nơi có người nặng vía xuất hiện,…

Trong y học hiện đại, các chuyên gia lý giải đây là căn bệnh xuất phát từ hệ thống miễn dịch, đề kháng của trẻ. Một khi đề kháng yếu kém, trẻ sẽ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể. Một số trẻ vì mới lọt lòng chưa thích nghi với môi trường bên ngoài, trẻ sinh mổ có vấn đề về hô hấp cũng dễ bị bệnh sài.

Chứng bệnh khiến trẻ có biểu hiện cơ bản như biếng ăn, sốt nhẹ, ngủ nhiều và ngủ hay giật mình. Ở mức độ nặng hơn còn xuất hiện hiện tượng mê mệt nếu không can thiệp kịp sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng có liên quan đến thần kinh, động kinh, bại não, trí tuệ dừng phát triển, hiện tượng còi xương, suy dinh dưỡng,…

Các loại bệnh sài phổ biến

Sài mối

Sài mối thường xuất hiện phố biến ở lưỡi
Sài mối thường xuất hiện phố biến ở lưỡi

Sài mối tập trung ở phần lưỡi của bé, khi bị bệnh lưỡi của trẻ sẽ hay thò ra và thụt vào. Nghiêm trọng hơn, trẻ còn có thể bị sốt, chảy dãi, lở loét ở lưỡi và khu vực xung quanh miệng.

Sài mối khả năng cao bắt nguồn từ nguyên nhân trẻ bị viêm đường hô hấp (viêm phế quản, viêm họng, mũi,…), nóng trong người. Các triệu chứng viêm đường tiết niệu, niệu đạo hay viêm tiêu hóa cũng có thể làm bệnh sài hình thành.

Sài mòn 

Sài mòn khiến trẻ sụt cân và còi xương
Sài mòn khiến trẻ sụt cân và còi xương

Trẻ bị sài mòn thường rất ốm yếu, gầy mòn theo thời gian dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng nặng. Nguyên nhân có thể do đề kháng của bé yếu, hệ miễn dịch không đủ sức chống lại các loại vi khuẩn, virus xâm nhập.

Sài chéo

Sài chéo khiến chân bé bị vắt chéo, còi xương
Sài chéo khiến chân bé bị vắt chéo, còi xương

Bệnh sài chéo khiến trẻ hay có biểu hiện ngồi bắt chéo chân, chân tay ốm còi, teo nhẽo và yếu ớt. Đây là một trong những biểu hiện suy dinh dưỡng mức độ nặng của trẻ nhỏ, chúng thậm chí còn còi xương.

Sài giật

Sài giật là tình trạng xuất hiện các cơn co giật và sốt cao ở bé
Sài giật là tình trạng xuất hiện các cơn co giật và sốt cao ở bé

Trẻ bị bệnh sài giật rất nghiêm trọng, thường hay có các triệu chứng co giật kèm theo sốt cao. Sài giật là dấu hiệu sớm cảnh báo trẻ đang mắc phải các bệnh lý về viêm phổi, viêm màng não,… Khi phát hiện bệnh, ba mẹ cần mang trẻ đến ngay các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được khám chữa.

Sài đẹn 

Sài đẹn khiến trẻ dễ quấy khóc
Sài đẹn khiến trẻ dễ quấy khóc

Những đứa trẻ mới sinh bị sài đen thường rất hay quấy khóc, khóc liên tục, tiếng khóc bất thường. Mặt khác, chúng cũng có dấu hiệu sốt nhẹ, sụt cân, chậm lớn hơn so với những đứa trẻ khác.

Bé bị sài đẹn cho thấy triệu chứng về các bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh táo bón, kiết lỵ, tắc ruột,… Hoặc một số bệnh về gan, mật hay nóng trong cũng có biểu hiện giống như bệnh sài đẹn.

Biểu hiện khi trẻ bị bệnh sài

Biểu hiện khi trẻ bị bệnh sài
Biểu hiện khi trẻ bị bệnh sài

Ngoài một số biểu hiện cơ bản vừa kể trên, trẻ bị sài còn có những dấu hiệu chung, cụ thể như sau:

  • Trẻ trở nên biếng ăn dần, ăn kém sau đó ngừng ăn hẳn.
  • Đêm ngủ không ngon giấc, giãy giụa nhiều, thường giật mình, chân tay hay quơ đạp lung tung, trở mình liên tục.
  • Một số trẻ bị sài còn có triệu chứng sốt nhẹ cho đến sốt cao, quấy khóc, mê mệt. Thậm chí nặng hơn còn chuyển sang co giật bất thường kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Bàn tay luôn nắm chặt lại, ngón tay cái nằm bên trong, hai chân co lại bắt chéo vào nhau. Với những bé bị sài nặng, tứ chi đều co quắp không gỡ ra được.
  • Nhiều người cón nhận định, trẻ bệnh sài có một đường chỉ đỏ tím rất nhỏ tích tụ ở lườn 2 ngón tay trỏ. Cụ thể vị trí nằm ở giữa, nối đốt thứ nhất và đốt thứ 2. Dân gian cho rằng nếu để đường chỉ lấn sang đốt thứ 3 thì trẻ sẽ bị đe dọa về tính mạng.

Bệnh sài nếu không chữa trị sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy về sau như: Trẻ có bệnh tâm thần, động kinh, bại não, trí tuệ không minh mẫn, suy dinh dưỡng, còi xương,…

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sài

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sài
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sài

Biết được lý do tại sao sẽ giúp ba mẹ có cách chữa sài cho trẻ sơ sinh hiệu quả hơn, cụ thể:

  • Do hệ thống miễn dịch hay khả năng đề kháng chống lại bệnh tật của trẻ còn rất yếu.
  • Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện sau khi ra khỏi bụng mẹ.
  • Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bệnh sài ở bé mới sinh còn bắt nguồn từ việc chưa thích nghi được với môi trường mới.
  • Đa phần, các đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh vô cùng phức tạp. Chúng có sự thay đổi nhanh chóng theo từng tuần, từng tháng làm xuất hiện một số triệu chứng bất thường.
  • Do trẻ chưa biết nói, nói không rõ ràng, không đủ ngôn ngữ để diễn đạt tình trạng bệnh của bản thân. Điều này khiến bệnh sài ngày một nặng hơn và không được chữa trị đúng hướng, hiệu quả.

Các phụ huynh cần thường xuyên theo dõi con mình, quan sát cẩn thận, tỉ mỉ từng biểu hiện hàng ngày của trẻ. Nếu phát hiện ra những triệu chứng bất thường, bạn cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Một số mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh phổ biến

Mẹo dân gian đốt đống lửa ở đầu ngõ 

Mẹo dân gian đốt đống lửa ở đầu ngõ chữa sài
Mẹo dân gian đốt đống lửa ở đầu ngõ chữa sài

Một số người lớn tuổi cho rằng, mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh là đốt lửa ở đầu ngõ. Cha mẹ hoặc ông bà chuẩn bị các vật dụng dễ cháy, chất thành đống trước ngõ, cổng nhà mình. Sau đó thực hiện thao tác đốt lửa nhằm mục đích dốt vía xấu, xua đuổi tà khí cho trẻ.

Trong quá trình đốt, người đốt còn thì thầm câu: Ba hồn bảy vía, bảy vía ba hồn, vía lành thì ở, vía dữ thì đi hoặc câu: Đốt vía, đốt van, đốt gan, đốt ruột, vía lành thì ở, vía dữ thì đi.

Lưu ý, khi thực hiện mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh này ba mẹ không được để trẻ đến gần đống lửa tránh gây nguy hiểm cho trẻ. Các nguy cơ nóng, bỏng do nổ lửa có thể gây hại nhiều hơn cho làn da non nớt của trẻ.

Mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh bằng nước trầu 

Mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh bằng nước trầu 
Mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh bằng nước trầu

Lá trầu từ lâu được biết đến như 1 vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, chứa nhiều tinh dầu có ích, đặc tính nóng ấm. Người ta tin rằng, nước trầu có thể chữa bệnh sài, loại bỏ tà khí, lấy vía lành cho trẻ sơ sinh. Với những biểu hiện khóc đêm do bệnh sài, lá trầu không luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà các mẹ.

Cách thực hiện mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh với lá trầu không:

  • Chuẩn bị 1 lá trầu, rửa sạch với nước rồi mang đi nghiền nhuyễn với chút nước.
  • Sau đó, mẹ lấy 1 miếng bông hoặc vải mềm sạch thấm nước tiết ra từ trầu bôi lên người trẻ.
  • Tập trung chủ yếu ở khu vực bụng, vùng lưng hay chân tay của trẻ nhỏ để trẻ không còn quấy khóc nữa.

Theo khoa học, lá trầu không có chứa thành phần kháng sinh mạnh là khắc tinh của các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, nấm… Đó là hoạt chất Phenol chiết xuất từ tinh dầu lá trầu, chúng có khả năng bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, sử dụng lá trầu không thoa lên bụng bé sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn, trẻ sẽ ngủ ngon hơn.

Tắm nước lá tía tô và đinh lăng

Tắm nước lá tía tô và đinh lăng
Tắm nước lá tía tô và đinh lăng

Tía tô hay đinh lăng đều là những vị thuốc nam rất dễ tìm ở các vùng nông thôn nước ta. Theo Đông y, chúng cực kỳ có lợi đem lại tác dụng tốt cho sức khỏe con người, kể cả em bé nhỏ. Kết hợp đinh lăng cùng tía tô sẽ có ngay một mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh cực hay và hiệu quả.

Dùng lá tía tô cùng với đinh lăng đã rửa sạch bụi bẩn đi đun sôi rồi hòa vào nước ấm tắm cho bé. Các vấn đề về nóng trong người, sài đẹn hay tình trạng ngủ đêm giật mình, mẩn ngứa của bé sẽ được đẩy lùi. Nếu trẻ có tình trạng ra mồ hôi trộm, thì đinh lăng cũng là biện pháp chữa trị lý tưởng lại an toàn, lành tính.

Trong y khoa, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định điều này là đúng và hoàn toàn tôn trọng bài thuốc của Đông y. Hơn nữa, liệu pháp chỉ chữa trị ngoài da không có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với cơ thể và sức khỏe của trẻ. Các mẹ cũng có thể áp dụng tắm bé 2 - 3 lần mỗi tuần để quan sát, theo dõi bệnh tình xem có thuyên giảm.

Mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh đeo bùa 

Mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh đeo bùa
Mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh đeo bùa

Một số người còn truyền tay nhau việc cho trẻ đeo bùa sẽ giúp trẻ lấn át được vía xấu, luôn mạnh khỏe, bình an. Ngoài ra, các mẹ bỉm cũng nên luôn mang theo một nhánh tỏi tươi, bồ kết khô trước khi ra ngoài để bảo vệ bé.

Cách thực hiện: Các bà lớn tuổi trong nhà dùng 1 sợi chỉ đỏ đeo vào cổ trẻ sơ sinh hoặc cắt cành dâu tằm xỏ thành vòng tay đeo cho trẻ. Trước khi đeo, họ thường đứng trước bàn thờ gia tiên khấn vái, xá lạy để cầu sức khỏe cho người đeo.

Mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh bằng cách đeo bùa, đốt vía đầu ngỏ là những mẹo phổ biến tại Việt Nam. Cho đến nay, chúng vẫn còn được áp dụng ở các vùng quê hẻo lánh và được tin tưởng tuyệt đối.

Mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp khêu sài

Mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp khêu sài
Mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp khêu sài

Khều sài cũng là một trong những mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh được áp dụng khá nhiều và có hiệu quả. Cụ thể, người ta dùng một chiếc kim có mũi nhọn thao tác khều vào những phần đầu của 2 ngón tay trỏ của bé. Ông bà xưa khẳng định rằng, cách này chắc chắn giúp trẻ chấm dứt những triệu chứng của bệnh sài.

Cách thực hiện mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp khêu sài:

  • Ba mẹ dùng 1 chiếc kim mũi nhọn, tiệt trùng cẩn thận với cồn và hơ qua lửa thật kỹ lưỡng, thận trọng.
  • Sau đó khều vào vị trí đúng đầu kẻ chỉ màu tím bị sài trên tay của trẻ rồi nặn phần màu đi bỏ đi.
  • Hướng nặng đúng chuẩn là hướng từ gốc lên đến đốt thứ 2, nặn cho đến khi thấy hết phần máu tím đỏ.

Trong quá trình thực hiện, trẻ sẽ đau và khóc rất nhiều nên lưu ý người thực hiện phải thao tác cho thật chính xác. Bệnh sẽ khỏi hẳn sau một thời gian ngắn, trẻ sẽ trở nên hết sốt và ăn uống, vui vẻ trở lại như bình thường.

Trên thực tế, mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh này chưa có cơ sở khoa học hay nghiên cứu nào kết luận. Nó chỉ là một mẹo truyền miệng của người xưa nhưng đã từng có không ít trường hợp khỏi bệnh mà không rõ nguyên nhân.

Nếu các ba mẹ quyết định áp dụng cho con mình thì lưu ý phải thực hiện nhanh chóng, dứt khoát. Đặc biệt phải luôn cẩn thận, tiệt trùng kỹ dụng cụ khều sài, đảm bảo an toàn nhất đối với sức khỏe của trẻ. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo cần hạn chế biện pháp này nếu không thực sự cần thiết.

Lưu ý khi chữa sài cho trẻ sơ sinh 

Như đã nói, ba mẹ có thể tin tưởng hoặc không các mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh theo tâm linh hoặc theo Y học cổ truyền. Tuy nhiên bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng này:

  • Nếu các biểu hiện bệnh sài của bé chỉ ở mức độ bình thường có thể tự khỏi một cách tự nhiên thì không đáng quan ngại. Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nặng như sốt cao, co giật hay bắt nguồn từ nguyên nhân trẻ yếu ớt bị vi khuẩn, virus tấn công thì không nên.
  • Việc chữa trị theo phương pháp dân gian chưa được khoa học chứng minh sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho trẻ. Không đưa trẻ đi thăm khám, điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ gặp biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Khám bác sĩ khi trẻ không có dấu hiệu không thuyên giảm
Khám bác sĩ khi trẻ không có dấu hiệu không thuyên giảm
  • Mọi bài thuốc dân gian trước khi áp dụng cho con, ba mẹ cần cân nhắc tìm hiểu thật kỹ vì chúng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ có điều trị theo phác đồ có y học chứng minh mới là cách an toàn và hiệu quả nhất.

Không thể phủ nhận một số mẹo dân gian chữa sài cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc để biết đâu mới biện pháp tốt nhất mang lại lợi ích thực sự cho bé. Không ít những mẹo hoàn toàn không có cơ sở khoa học, bạn cần loại bỏ ngay để không gây bất cứ nguy hại nào. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và thú vị. Hãy truy cập nhipsongkhoe để thường xuyên được cập nhật những kiến thức mới trong nuôi dạy và chăm sóc trẻ!

BÀI VIẾT HỮU ÍCH