Trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi là tình trạng không quá khó để phát hiện ra trong quá trình nuôi nấng, chăm sóc. Vấn đề này thậm chí còn rất phổ biến mà hầu như rất nhiều phụ huynh đã từng gặp phải. Bé yêu nhà bạn đang bị những mảng trắng phồng rộp trên môi khiến bạn lo lắng, hoang mang?
Bạn không biết nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé hay không, làm sao để xử lý nhanh chóng, hiệu quả? Những điều được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhipsongkhoe sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và bớt đi phần nào tâm lý e sợ.
Mục Lục
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi thường gặp
Khi bạn nhận thấy môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng thì cũng đừng quá lo lắng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân ngay. Biết rõ nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ có cách điều trị, khắc phục phù hợp và cho hiệu quả cao hơn. Cụ thể dưới đây là các nguyên nhân phổ biến hay gặp nhất:
Không được chăm sóc miệng
Thường trong độ tuổi mới đẻ, các cha mẹ cho rằng không cần quá quan tâm đến vấn đề vệ sinh răng miệng ở trẻ. Thế nhưng, quan niệm sai lầm này lại phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây nên nhiều bệnh lý.
Trong đó, chứng môi rộp trắng ở trẻ sơ sinh là hậu quả đầu tiên và dễ biểu hiện ra nhất. Vì vậy, dù là trẻ nhỏ, bạn cũng nên để ý đến việc rơ lưỡi hay vệ sinh răng, môi sạch sẽ mỗi ngày.
Hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện
Trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi cũng bắt nguồn từ việc hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện và mạnh mẽ. Trong quá trình bú ti mẹ, bé hay cố gắng dùng cả nướu lẫn môi siết chặt núm ti.
Vì niêm mạc và môi yếu ớt nên khi cọ xát, chúng dễ bị tổn thương bởi hành động này. Những khu vực tiếp xúc bị tổn thương sẽ hình thành nên hiện tượng rộp trắng đau rát, khó chịu.
Do thói quen xấu gây nên hiện tượng trẻ bị rộp trắng ở môi
Thói quen mút tay là một thói quen xấu nhưng ở trẻ sơ sinh là rất bình thường giống như phản xạ tự nhiên. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ tay, các vi khuẩn nấm Candida từ những kẽ tay, nếp gấp da sẽ tác động đến môi. Từ đó dẫn đến xuất hiện tình trạng trẻ bị rộp trắng ở môi.
Bé chỉ ngậm đầu vú
Việc chỉ ngậm vú, bú không đúng cách cũng là một lý do gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi. Các khoảng không gian trống vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn nấm Candida tấn công, nhất là vùng môi em bé.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Việc thiết lập chế độ ăn uống không hợp lý, khoa học, đồ ăn có tính nhiệt hay quá nhiều đường cũng là nguyên do. Vì vậy, muốn không xảy ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi, ba mẹ nên tập trung cân bằng dinh dưỡng bữa ăn. Để mỗi ngày, bé đều có một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rộp trắng ở môi
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi dễ dàng nhận thấy nhất là vùng môi xuất hiện các đốm, mảng trắng. Ở khu vực niêm mạc miệng hay lưỡi có màu vàng lợn cợn, vòng miệng hay vùng má cũng phồng rộp lên.
Những vết rộp trắng này thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, bao quanh nó còn có một đường viền màu đỏ. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy rất đau rát, khi ăn sẽ bị khó chịu, đặc biệt với các món ăn mặn hay cay. Đến khi nào những vết phồng rộp này biến mất, trẻ mới dứt hẳn tình trạng chán ăn, quấy khóc, bỏ bú.
Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi nặng, trẻ còn có biểu hiện bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Thậm chí, các vết rộp còn bị chảy máu nếu cố chà xát mạnh để loại bỏ các vết da rộp trắng đó.
Môi rộp trắng ở trẻ sơ sinh có sao không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, hiện tượng trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi là hết sức bình thường, không nguy hiểm. Chúng sẽ dần biến mất sau vài ngày hoặc vài tháng mà không gây tổn hại đến sức khỏe bé.
Song, cha nên cố gắng theo dõi tình hình, đừng quá chủ quan, nếu thấy tình trạng quá nặng thì có biện pháp kịp thời. Các biểu hiện cha mẹ cần đem bé đi bác sĩ ngay là trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi quấy khóc liên tục, sốt cao, lười bú hoặc xuất hiện dày đặc những vết rộp có viền đỏ.
Cách điều trị tình trạng môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng
Có nhiều cách điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi, bạn hãy chọn cách mình cảm thấy phù hợp nhất. Cụ thể:
Bôi sữa mẹ lên môi
Khoa học đã chứng minh rộng rãi, sữa của người mẹ sở hữu rất nhiều thành phần kháng thể tối ưu. Nếu trẻ bị rộp trắng nhiều ở môi, bạn có thể bôi một ít sữa lên để làm mềm da môi và giữ ẩm môi.
Như vậy, môi của bé sẽ liên tục được mềm mại, hạn chế rộp phồng và giảm được nguy cơ nhiễm trùng môi. Cách này được đánh giá là đem lại hiệu quả cao và cực kỳ an toàn cho tình trạng sức khỏe của bé.
Cho bé bú thường xuyên
Cũng như cách xử lý ở trên, sữa mẹ có nhiều kháng thể, cho nên bạn cũng có thể kết hợp giữa bôi sữa lên môi và cho bú. Việc cho bú thường xuyên và nhiều lần sẽ giúp đưa kháng thể vào cơ thể bé gia tăng. Từ đó, hệ miễn dịch của các vùng niêm mạch quanh miệng, môi được nâng cao, hạn chế hiện tượng phồng rộp trắng.
Xem thêm: Tổng hợp 5 cách sử dụng gối chống trào ngược chữ C đơn giản
Dùng son dưỡng môi dành cho bé
Một số dòng son dưỡng môi có độ giữ ẩm cao có tác dụng giúp môi bé luôn mềm mại, mịn màng, ít phồng rộp. Song, bạn lưu ý rằng, chỉ chọn những sản phẩm son dưỡng hữu cơ, an toàn, lành tính nhé!
Vì da trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vô cùng yếu ớt, nhạy cảm, dễ bị kích ứng nếu gặp phải các hóa chất độc hại. Vì, thị trường hiện nay, đa phần các dòng son dưỡng môi luôn chứa chì, một thành phần kim loại gây hại nếu lạm dụng.
Dùng dầu dừa
Mẹ cũng hãy thử thoa ít dầu dừa lên môi bé nhiều lần mỗi ngày để tinh chất dầu dừa làm mềm da môi của bé. Hiệu quả của biện pháp điều trị này khá cao, vì dầu dừa được biết có chứa rất nhiều Axit Lauric, một loại Axit có tác dụng giảm tình trạng trẻ bị rộp trắng ở môi khó chịu.
Khám bác sĩ
Cuối cùng, nếu không yên tâm với hiện tượng trẻ hay quấy khóc, bỏ bú, khó chịu, cáu gắt, hãy mang con đến bác sĩ. Các chuyên gia y khoa sẽ chẩn đoán đúng bệnh tình, nguyên nhân và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất.
Nhìn chung trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi là tình trạng không đáng lo ngại, nhưng cha mẹ cũng không được chủ quan. Bạn hãy luôn quan tâm, theo dõi sát sao tình hình của bé để nhận biết, phát hiện và có cách điều trị kịp thời. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách, thường xuyên gia tăng khả năng miễn dịch của bé sẽ giúp hạn chế môi rộp hiệu quả.