Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng chưa chắc bạn đã có câu trả lời chính xác nhất. Vậy cùng nhipsongkhoe giải đáp câu hỏi vuốt tóc nhiều có bị hói không nhé.

Hói đầu là gì?

Hói đầu là gì?
Hói đầu là gì?

Hói đầu là tình trạng rụng tóc nhiều và không cân đối khiến cho nhiều mảng da đầu bị trống trơn, không nhìn thấy lỗ chân lông. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả hai giới, tuy nhiên tỷ lệ hói ở nam giới cao hơn nữ giới. 

Trước kia, bệnh hói đầu phần lớn xuất hiện ở độ tuổi trung niên nhưng hiện nay đi cùng với càng nhiều phương pháp tạo kiểu và các sản phẩm hóa chất thì tình trạng này gặp ở ở độ tuổi 20 - 30. 

Hói đầu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bị hói.

Vậy vuốt tóc nhiều có bị hói không?

vuốt tóc nhiều có bị hói không
vuốt tóc nhiều có bị hói không - câu trả lời là không

Vậy vuốt tóc nhiều có bị hói đầu không là điều băn khoăn của khá nhiều người. Trước tiên, các thao tác vuốt nhẹ, điều chỉnh tóc thông thường sẽ không hề gây hói đầu. Tuy nhiên nếu bạn vuốt tóc quá thường xuyên đặc biệt là khi tóc rối hoặc khu vực tóc con đang mọc thì có thể gây rụng tóc hoặc cản trở sự mọc của tóc con. Từ thói quen đó gây ra tình trạng hói đầu.

Ngoài ra, nếu vuốt tóc là biểu hiện của việc căng thẳng, stress thì cũng là lý giải tại sao những người hay vuốt tóc nhiều bị hói. Vì chính căng thẳng, stress mới chính là nguyên nhân sâu xa gây gây rụng tóc. 

Vuốt tóc nhiều bị hói vậy nguyên nhân do đâu?  

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền

Di truyền là nguyên nhân chủ yếu và phổ biến nhất gây hói đầu. Nếu nhà bạn có ông bà hoặc bố mẹ bị hói đầu thì việc xác suất bạn bị hói đầu do di truyền là rất cao. Nếu có bố bị hói, tỉ lệ đứa trẻ sinh ra bị hói chiếm 50%, ông ngoại bị hói thì tỷ lệ mắc là 25%. 

Theo quy luật di truyền, hói tóc ở nam là gen trội, ở nữ là gen lặn. Do yếu tố di truyền mà lượng dihydrotestosterone sẽ sớm tăng cao quá mức cho phép, làm nang tóc co lại, tế bào mầm tóc suy yếu dần. Đây là nguyên nhân chính khiến tóc mọc yếu mỏng, lưa thưa và dễ rụng hơn.

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố

Có đến 80% rụng tóc ở nữ giới là do rối loạn nội tiết tố. Theo nghiên cứu, khi hormone estrogen giảm, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hơn một loại nội tiết có tên là DHT. Nội tiết tố này có trong các tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn và tuyến tiền liệt. Khi DHT tăng cao, da đầu sẽ trở nên nhờn hơn, nang tóc bị bí và teo nhỏ lại. 

Khi này, việc tuần hoàn lên các nang tóc bị giảm khiến tóc mọc kém và dễ gãy rụng. Từ đó gây ra hiện tượng hói tóc ở nữ.

Xạ trị trong ung thư

Xạ trị trong ung thư
Xạ trị trong ung thư

Một số phương pháp điều trị xạ trị trong ung thư làm người bệnh mất một phần hoặc toàn bộ tóc. Thường thì trong theo thời gian điều trị mà tóc sẽ rụng đi từng mảng nhỏ trong lúc gội đầu hay chải tóc. 

Thuốc hóa chất điều trị ung thư có thể gây phá hủy những nang tóc. Một số khác thì làm mỏng và gây mất tóc theo mảng. Một số loại thuốc trong xạ trị không chỉ gây rụng tóc mà còn ảnh hưởng các vùng khác như lông tay, lông mày, lông mi.

Bỏng hoặc sẹo để lại trên da đầu

Bỏng hoặc sẹo để lại trên da đầu
Bỏng hoặc sẹo để lại trên da đầu

Sẹo và đặc biệt là bỏng để lại gây tổn thương da nghiêm trọng. Phần da này tuy lành lại nhưng thông thường phần nang tóc đã bị mất vì thế không thể mọc tóc trở lại.

Nấm da đầu

Nấm da đầu
Nấm da đầu

Nấm da đầu là bệnh lý dễ gặp ở mọi đối tượng. Ban đầu nấm chỉ gây ra các biểu hiện như: ngứa, gàu, gãy rụng tóc nhưng nếu không can thiệp kịp thời nó sẽ chuyển biến nặng thành viêm da đầu, rụng hói các mảng tóc và da đầu.

Sử dụng nhiều hóa chất bôi lên tóc

Sử dụng nhiều hóa chất bôi lên tóc
Sử dụng nhiều hóa chất bôi lên tóc

Như đã nói ở trên, trước kia hỏi chỉ gặp ở nhóm đối tượng trung tuổi. Tuy nhiên, ngày này song hành với việc lạm dụng quá nhiều hóa chất, đặc biệt là các thuốc tẩy nhuộm đã khiến nhiều bạn trẻ cũng bị hói đầu.

Thói quen giật tóc

Thói quen giật tóc
Thói quen giật tóc

Vuốt tóc nhiều có thể không bị hói nhưng giật tóc nhiều thì chắc chắn sẽ hói nhé. Giật mạnh tóc là thói quen khiến chân tóc yếu dần, ngày càng dễ dàng say bye da đầu, để lại những mảng hói kém thẩm mỹ.

Cách hạn chế thói quen vuốt tóc

Hãy thử bỏ thói quen xấu vuốt tóc bằng các mẹo sau để cho tóc luôn dày dặn, khỏe đẹp nhé.

Để tay bận rộn với những việc khác

Để tay xao nhãng mái tóc bằng việc khiến nó bận rộn với những việc khác như: học nhạc cụ, viết lách, cầm nắm các bóng, đồ chơi, rubik,… 

Dùng mũ hoặc khăn trùm đầu 

Dùng mũ hoặc khăn trùm đầu 
Dùng mũ hoặc khăn trùm đầu

Bảo vệ tóc của bạn khỏi bị vuốt bằng các phụ kiện như khăn, mũ trùm đầu cũng là biện pháp giảm vuốt tóc vô cùng hiệu quả.

Duy trì thói quen lối sống lành mạnh và điều độ

Duy trì thói quen lối sống lành mạnh và điều độ
Duy trì thói quen lối sống lành mạnh và điều độ

Cuối cùng hãy nhớ ăn uống đủ chất, duy trì sinh hoạt điều độ, hạn chế sử dụng chất kích thích để giúp tóc luôn chắc khỏe từ bên trong, không lo tóc rụng, hói đầu. 

Như vậy, vuốt tóc nhiều có bị hói đầu không?  thì câu trả lời là không. Để điều trị hói đầu thì bạn hãy thử áp dụng các mẹo bên trên mà nhipsongkhoe đã chia sẻ. Chúc bạn sớm cải thiện tình trạng hói đầu và sở hữu mái tóc đẹp như ý.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH