Bệnh giun đũa chó nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại hậu quả cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trong đó, sự tổn thương về cơ quan nội tạng dẫn đến suy não, tử vong là hậu quả nghiêm trọng nhất. Vậy, nguyên nhân của bệnh này là do đâu, có triệu chứng như thế nào và bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì? Nếu bạn đang quan tâm đến những vấn đề trên thì hãy cùng nhipsongkhoe theo dõi bài viết sau để có câu trả lời thỏa đáng nhé!

Bệnh giun đũa chó là gì? 

Giun đũa chó là bệnh xuất phát từ phân của chó thải ra môi trường bên ngoài mang theo ấu trùng giun tròn Toxocara
Giun đũa chó là bệnh xuất phát từ phân của chó thải ra môi trường bên ngoài mang theo ấu trùng giun tròn Toxocara

Trước khi muốn biết bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì, bạn cần tìm hiểu rõ bệnh là gì? Giun đũa chó hay bệnh sán chó là nguồn bệnh xuất phát từ phân của chó thải ra môi trường bên ngoài. Một loại ấu trùng giun tròn mang tên Toxocara có trong phân phát triển và tồn tại len lỏi, tiềm ẩn trong đất.

Sau đó, chúng nhiễm sang cho rau, củ, quả trồng gần rồi lây truyền sang cho động vật gặm nhấm. Con người khi ăn uống thịt động vật hoặc rau, củ, quả đó nuốt phải ấu trùng sẽ bị nhiễm bệnh giun đũa chó. Bệnh gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa trên da, một số trường hợp còn bị dị ứng da kéo dài vô cùng khó chịu.

Mặc dù được uống thuốc, điều trị nhiều lần nhưng vẫn không khỏi khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược. Sau một thời gian, bệnh di chuyển sâu đến gan, tim, thận, mắt, thậm chí là não tạo những tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, lâu ngày sán chó có thể sẽ biến thành các ổ viêm nhiễm nguy hiểm.

Nguyên nhân của bệnh giun đũa chó 

Nguyên nhân của bệnh giun đũa chó 
Nguyên nhân của bệnh giun đũa chó

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng bệnh giun đũa chó ở người đa phần là do ăn uống không vệ sinh, lành mạnh. Chẳng hạn như sau:

  • Người bệnh thường có thói quen ăn thịt trâu, bò nhúng, tái sơ sài, không đảm bảo vệ sinh.
  • Rau sống có chứa ký sinh trùng Toxocara không được rửa kỹ bằng nước sạch.
  • Thịt lợn, gan lợn hay cá, nhất là gỏi cá được chế biến qua loa, chưa chín kỹ khiến người bệnh dễ nhiễm sán chó.
  • Thường xuyên ăn các loại tiết canh sống cũng là nguyên nhân dẫn đến việc con người bị lây nhiễm sán chó.

Vậy, bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì và ăn uống ra sao để tránh việc lây nhiễm nguy hiểm đó?

Triệu chứng bệnh giun đũa chó

Triệu chứng bệnh giun đũa chó
Triệu chứng bệnh giun đũa chó

Bệnh giun đũa chó cần được kiểm tra bằng các chỉ số xét nghiệm từ cơ thể mới có thể chẩn đoán chính xác. Cho nên, triệu chứng của bệnh chỉ là những dấu hiệu lâm sàng, nếu phát hiện thấy bạn cần đi khám để xác định rõ. Dưới đây là một số triệu chứng bạn phải quan tâm và thăm khám ngay:

  • Biểu hiện da bị nổi mẩn ngứa như muỗi đốt thành từng mảng, ngứa khắp người kèm theo mệt mỏi, cáu gắt, lo âu, khó ngủ.
  • Các dấu hiệu như ăn không ngon, sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi phân nát, hay đau tức ở mạng sườn phải,… Nó cho thấy giun đũa chó đã tồn tại vào trong gan.
  • Trẻ em bị hen suyễn, nghẹt mũi, thở khò khè chứng minh giun đũa chó đang trú ngụ trong phổi.
  • Ngoài ra, bệnh sán chó còn di chuyển đến mắt khiến mắt bạn bị đau nhức, tầm nhìn mờ, thường xuyên mỏi mắt.
  • Nặng nhất, giun đũa chó đi vào não gây đau nhức đầu, mất tập trung trong công việc cho bệnh nhân. Người bệnh đôi khi còn hay quên, mệt mỏi ngày càng nhiều, hay khó ngủ và kèm theo sưng đau nhức cơ, yếu ớt, chóng mặt, tê tay,…

Bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì? 

Bị giun đũa chó kiêng ăn gì là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân đặt ra, bởi nguyên nhân gây nên bệnh chủ yếu là do ăn uống. Cụ thể, bạn cần chú ý một số loại thực phẩm sau đây nếu không muốn bị bệnh:

Rau sống khi chưa rửa sạch

Rau sống khi chưa rửa sạch
Rau sống khi chưa rửa sạch

Các loại rau sống thường tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh giun đũa chó nhiều nhất như hành lá, xà lách, rau thơm, rau mùi,… Trước khi ăn, bạn nên ngâm với nước muối loãng khoảng 30 phút, rửa sạch nhiều lần cho hết bụi đất bám bẩn trên lá.

Các loại rau tự trồng vẫn có thể bị nhiễm sán chó, cho nên bạn phải thật cẩn thận khi ăn và chế biến. Nhất là khi trong nhà có nuôi chó, thì khả năng cao bạn bị nhiễm bệnh từ phân của chúng là rất cao.

Kiêng ăn các loại thực phẩm sống và tái 

Kiêng ăn các loại thực phẩm sống và tái 
Kiêng ăn các loại thực phẩm sống và tái

Khi bị bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì, câu trả lời hàng đầu là không ăn thực phẩm sống và tái. Nhiều người có thói quen ăn gỏi thịt tái, phở tái hay gỏi cá sống,… mà không biết những loại thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Một số nơi có quy trình giết mổ, chế biến, bảo quản không đảm bảo khiến nguồn thịt, cá bị nhiễm ký sinh trùng. Chỉ cần không cẩn thận, bạn có thể sẽ bị chúng xâm nhập vào cơ thể và gây nên bệnh giun đũa đáng tiếc.

Bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì? – Kiêng ăn nội tạng động vật

Bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì? - Kiêng ăn nội tạng động vật
Bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì? - Kiêng ăn nội tạng động vật

Loại thực phẩm tiếp theo trả lời cho câu hỏi bệnh giun đũa chó kiêng ăn gì đó chính là nội tạng động động vật. Nội tạng động vật như gan, tiết canh cũng là những nơi dễ bị ký sinh trùng sán chó trú ngụ và lây lan bệnh. Cho nên, nếu được bạn nên kiêng các bộ phận này hoặc chế biến thật kỹ trước khi ăn. Như vậy mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, đề phòng bệnh giun đũa chó có cơ hội phát triển.

Tuyệt đối tránh xa với các chất kích thích

Tuyệt đối tránh xa với các chất kích thích
Tuyệt đối tránh xa với các chất kích thích

Cuối cùng, bạn cần đảm bảo hạn chế uống cà phê, hút thuốc lá và uống rượu bia trong khi điều trị bệnh sán chó. Vì điều này có thể khiến thuốc không phát huy tác dụng dẫn đến bệnh không thể khỏi mà còn nặng hơn.

Một số lưu ý phòng bệnh giun đũa chó

Một số lưu ý phòng bệnh giun đũa chó
Một số lưu ý phòng bệnh giun đũa chó

Ngoài việc bệnh giun đũa chó kiêng ăn gì, bạn còn cần phải lưu ý một vài điểm sau để phòng bệnh hiệu quả:

  • Luôn tẩy giun định kỳ đối với chó nuôi trong nhà, xử lý phân của nó thật kỹ, chôn vùi hoặc cho vào thùng rác.
  • Trước mỗi bữa ăn hay sau khi tiếp xúc với chó, bạn nên rửa tay bằng xà phòng thật kỹ.
  • Trẻ con khi đụng vào chó cần được vệ sinh tay ngay, không để trẻ bỏ tay vào miệng, ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng.
  • Đặc biệt, bạn không nên để trẻ chơi gần các khu vực có nhiều vật nuôi hoặc phân động vật tồn tại.
  • Khi nuôi chó, chủ nhân nên vệ sinh sạch sẽ nơi sinh sống của nó ít nhất 1 lần 1 tuần, xử lý chất thải kỹ càng hơn.

Như vậy, bạn đã biết bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì cũng như những tác hại khôn lường của nó. Hãy thật cẩn trọng trong việc vệ sinh, chế biến thực phẩm ăn uống để cảnh giác, đề phòng với bệnh bạn nhé!

BÀI VIẾT HỮU ÍCH