Dấu hiệu da tay bị nổi đốm nâu cảnh báo làn da đang bị xuống cấp trầm trọng, bước vào quá trình lão hóa sớm. Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn trở nên mặc cảm, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thậm chí một số trường hợp đặc biệt còn biểu hiện căn bệnh nguy hiểm nào đó về da. 

Tay tự nhiên nổi đốm nâu trên da khiến bạn băn khoăn, lo lắng? Bạn không biết lý do vì sao, hiện tượng này liệu có nguy hiểm? Có cách điều trị dứt điểm? Cùng nhipsongkhoe khám phá rõ ngay trong bài viết này bạn nhé!

Da tay bị nổi đốm nâu là bệnh gì? 

Da tay bị nổi đốm nâu hình thanh do thay đổi các sắc tố melanin trong da
Da tay bị nổi đốm nâu hình thanh do thay đổi các sắc tố melanin trong da

Những đốm nâu hình thành trên da khi các tế bào sắc tố (Melanin) hoạt động vượt mức, cộng thêm tia cực tím tác động. Chúng xuất hiện ngẫu nhiên với các kích thước lớn nhỏ khác nhau, từ đậm đến nhạt đa dạng, trên bất kỳ vùng da nào. Đặc biệt là ở khu vực da hở, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da tay, da mặt,…

Mặc dù không phải là bệnh lý, hoàn toàn vô hại nhưng hiện tượng da nổi đốm nâu lại gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái, tự tin khi mặc một số loại trang phục hay giao tiếp với người đối diện. Da bàn tay bị nổi đốm nâu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính dù là giả hay trẻ, nam hay nữ.

Bằng mắt thường chúng ta khó phân biệt được đâu là đốm nâu bình thường đâu là đốm nâu bệnh lý. Khi thấy tình trạng da tay nổi đốm nâu với tần suất ngày một nhiều, thì bạn nên cân nhắc đến thăm khám bác sĩ. Vì khả năng cao những dấu hiệu đó đang cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh về da như: Nám, tàn nhang,…

Tại sao tay tự nhiên nổi đốm nâu trên da? 

Da tay bị nổi đốm nâu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau cả bên trong lẫn bên ngoài. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nhất định phải tìm hiểu kỹ từng nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như:

Yếu tố di truyền 

Da tay bị nổi đốm nâu do yếu tố di truyền
Da tay bị nổi đốm nâu do yếu tố di truyền

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, làn da mỗi người đều chịu sự ảnh hưởng lớn của yếu tố di truyền. Vì thế, nếu trong gia đình của bạn có người từng bị tình trạng nổi đốm nâu thì khả năng cao bạn cũng gặp phải.

Các đốm nâu di truyền thường nằm trong phần cấu trúc gen. Cho nên, so với các nguyên do khác, da tay bị nổi đốm nâu sẽ khó can thiệp, điều trị tận gốc hơn.

Ảnh hưởng của nội tiết tố 

Tay tự nhiên nổi đốm nâu trên da do thay đổi nội tiết tố
Tay tự nhiên nổi đốm nâu trên da do thay đổi nội tiết tố

Hormone Estrogen là một trong những hoạt chất có tính năng ức chế mạnh mẽ quá trình tạo ra sắc tố Melanin trên cơ thể. Người có nội tiết tố không ổn định đồng nghĩa với hormone Estrogen thiếu hụt, tế bào Melanin có điều kiện tăng sinh. Khi tích tụ đủ nhiều dưới lớp biểu bì, chúng dần xuất hiện trên da và biểu hiện bằng những đốm nâu chi chít.

Da tay bị nổi đốm nâu do tia tiếp xúc với tia UV 

Để ý kỹ bạn sẽ thấy, các đốm nâu thường trở nên đậm màu, rõ nét nhất khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nguyên nhân là vì tia cực tím bên trong ánh nắng đang tác động trực tiếp lên bề mặt da. Chúng khiến sắc tố Melanin gia tăng mạnh hơn bình thường.

Do tia tiếp xúc với tia UV 
Do tia tiếp xúc với tia UV

Nếu không có biện pháp bảo hộ, làn da của bạn còn có thể gặp phải nhiều nguy cơ bệnh lý nặng hơn. Chẳng hạn như da bị bào mòn, da tay bị cháy nắng bệnh ung thư da hay nám, tàn nhang lần lượt bộc phát.

Do chế độ sinh hoạt và ăn uống

Ăn quá nhiều đồ dầu mỡ cũng khiến da tay bị nổi đốm nâu
Ăn quá nhiều đồ dầu mỡ cũng khiến da tay bị nổi đốm nâu

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống và sinh hoạt không phù hợp, cân đối cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp trình trạng đốm nâu. Việc thiếu hụt dưỡng chất cùng mệt mỏi, stress quá độ kéo dài sẽ rất dễ làm da sạm màu dần, không còn khỏe mạnh. Khi bị tác động từ các tác nhân gây hại bên ngoài, da sẽ không đủ sức để chống chọi. Từ đó da tay bị nổi đốm nâu là điều tất yếu.

Dị ứng mỹ phẩm cũng khiến da ta tay bị nổi đốm nâu 

Dị ứng mỹ phẩm 
Dị ứng mỹ phẩm

Quá trình sử dụng mỹ phẩm quá dài và quá nhiều cũng góp phần khiến da tay mất đi khả năng chống chọi tự nhiên. Nhất là những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chứa nhiều thành phần hóa chất khiến da bị bào mòn nhanh chóng. Các tia cực tím, tia UV dễ dàng xâm nhập vào da hơn, hình thành nên những đốm nâu mất thẩm mỹ.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư

Da tay bị nổi đốm nâu với số lượng nhiều và tần suất ngày càng lớn đang cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh. Đó có thể là dấu hiệu về ung thư da mà cơ thể muốn thông báo đến bạn.

Tay tự nhiên nổi đốm nâu trên da cũng là dấu hiệu cảnh cáo bệnh ung thư
Tay tự nhiên nổi đốm nâu trên da cũng là dấu hiệu cảnh cáo bệnh ung thư

Bạn hãy theo dõi thật cẩn thận xem những đốm nâu xuất hiện có phải do những nguyên nhân trên không. Nếu không thì bạn nên ngay lập tức đến thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ chẩn đoán, đánh giá tình hình và đưa ra phương án điều trị cho bạn phù hợp nhất.

Da tay bị đốm nâu phải làm sao để hết?

Như đã nói, da tay bị nổi đốm nâu hoàn toàn không ảnh hưởng đến các chứng năng và sinh lý của cơ thể. Bạn có thể không cần điều trị, tuy nhiên chúng sẽ gây mất thẩm mỹ khiến bạn không tự tin khi gặp gỡ, giao tiếp. Vậy, da tay bị đốm nâu phải làm sao?

Khám bác sĩ để chẩn đoán 

Khám bác sĩ để chẩn đoán 
Khám bác sĩ để chẩn đoán

Khám bác sĩ da liễu là một trong những phương án an toàn nhất cho hiệu quả 100%. Với trình độ chuyên môn cao cùng trang thiết bị chuyên dụng, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng trên da của bạn.

Từ đó họ cũng chỉ định các loại thuốc hay cách điều trị tốt để bạn khắc phục đốm nâu trên da tay hiệu quả. Lưu ý, bạn nên chọn những địa chỉ y tế uy tín, đáng tin cậy, bác sĩ giỏi, có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm. Như vậy bạn mới hoàn toàn an tâm trong điều trị, đồng thời không lo đến vấn đề chi phí.

Loại bỏ các vết đốm nâu bằng phương pháp thiên nhiên 

Các liệu pháp từ thiên nhiên luôn sở hữu ưu điểm là dễ tìm, dễ thực hiện, đơn giản lại lành tính, an toàn. Tuy nhiên, tác dụng phát huy tương đối chậm. Cho nên bạn hãy cân nhắc xem có cảm thấy phù hợp với phương pháp này không. Cụ thể:

Chữa da tay bị nổi đốm nâu bằng trứng gà 

cách chữa da tay bị nổi đốm nâu bằng trứng gà 
cách chữa da tay bị nổi đốm nâu bằng trứng gà

Trứng gà không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho bữa ăn hàng ngày mà còn mang lại nhiều lợi ích trên da. Khi da tay bị nổi đốm nâu, bạn có thể áp dụng nguyên liệu này để cải thiện nhanh chóng, hữu hiệu.

Trong trứng có chứa nhiều Protein, hàm lượng Vitamin B3 dồi dào giúp bổ sung dưỡng chất nuôi da, hạn chế tình trạng nâu sạm. Nhờ đó vùng da tay cũng dần trắng mịn, sáng màu hơn.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 1 quả trứng gà, tách lấy lòng trắng rồi cho nửa muỗng nước cốt chanh tươi và 1 quả óc chó vào.
  • Sau đó, bạn đem đi giã nhuyễn và trộn đều tất cả cho ra hỗn hợp sền sệt đồng nhất.
  • Bạn thoa hỗn hợp này lên vùng da tay đang bị nổi đốm nâu, massage nhẹ nhàng và để khô tự nhiên trong 20 phút.
  • Cuối cùng, bạn rửa tay lại với nước sạch là được.

Đu đủ xanh 

Đu đủ xanh 
Đu đủ xanh

Đu đủ xanh chứa hàm lượng lớn các chất chống Oxy hóa và Vitamin A giúp đẩy lùi hiện tượng đốm nâu hiệu quả. Ngoài ra, lượng dồi dào Enzyme Papain có trong loại quả này cũng đem lại khả năng tẩy da chết cực tốt.

Theo đó, bạn chỉ cần nghiền nát 1 ít đu đủ xanh cùng với nước rồi dùng bông gòn thấm đều lên da tay. Sau khoảng 10 phút, bạn dùng nước sạch để rửa lại và cảm nhận sự khác biệt. Bạn hãy áp dụng công thức này từ 2 - 3 lần 1 tuần để đạt được hiệu quả điều trị đốm nâu trên da tay cao nhất.

Sữa chua 

Sữa chua 
Sữa chua

Thành phần Acid Lactic tự nhiên có trong sữa chua có công dụng xóa mờ các đốm nâu xỉn màu trên da. Vì thế bạn có thể thoa sữa chua thường xuyên, chắc chắn tình trạng da tay bị nổi đốm nâu sẽ nhanh chóng cải thiện.

Để thực hiện, bạn hãy bôi một ít sữa chua lên vùng da tay, massage nhẹ nhàng tầm 5 phút, chờ khô thêm 15 phút. Cuối cùng, bạn xả sạch lại với nước mát và lặp lại như vậy mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Bổ sung Vitamin E cho da 

Ai cũng biết, Vitamin E có tác dụng chống Oxy hóa cao, kháng viêm hiệu quả. Cho nên, bạn sử dụng loại vi chất này cung cấp cho da thường xuyên để làm mờ thâm, sạm do đốm nâu gây ra.

Bổ sung Vitamin E cho da 
Bổ sung Vitamin E cho da

Tùy theo nhu cầu, điều kiện của bản thân, bạn có thể uống các loại thực phẩm chức năng có chứa Vitamin E. Hoặc dùng tinh chất dưỡng bôi trực tiếp để làm sáng da, cải thiện dần tình trạng da tay bị nổi đốm nâu hay tình trạng da xỉn màu.

Phương pháp mài da

Phương pháp mài da là sử dụng các thiết bị chuyên dụng mài lên vùng da có xuất hiện đốm nâu. Từ đó các đốm nâu bị mài mòn dần biến mất, đồng thời thúc đẩy tăng sinh Collagen tự nhiên, tái tạo làn da mới.

Với mài da, phương pháp đòi hỏi trang thiết bị chất lượng, đảm bảo mọi tiêu chuẩn an toàn. Cho nên, bạn hãy chọn những cơ sở thực hiện đáng tin để hạn chế nguy cơ biến chứng nhiễm trùng.

Điều này sẽ khiến vùng da tay bị nổi đốm nâu của bạn bị thâm, sạm nhiều hơn. Thậm chí nghiêm trọng hơn còn để lại sẹo xấu trên bề mặt da vô cùng mất thẩm mỹ.

Phương pháp thay da sinh học 

Thay da sinh học hay peel da là phương pháp sử dụng một loại dung dịch Acid bôi lên da. Làn da sau khi bôi được kích hoạt nhanh chóng để loại bỏ lớp không khỏe bên ngoài, tái tạo lại da mới tốt hơn.

Tùy theo cơ địa, tình trạng da tay bị nổi đốm nâu của mỗi người mà nồng độ Acid sẽ được điều chỉnh phù hợp. Hoạt chất khiến da bong tróc bề mặt một cách nhẹ nhàng, tạo điều kiện để các tế bào khỏe mạnh sản sinh, phát triển.

Cách phòng ngừa da bàn tay bị nổi đốm nâu 

Bạn không thể hoàn toàn phòng tránh được việc các vùng da khác hay da tay bị nổi đốm nâu. Đặc biệt là nguyên nhân do yếu tố di truyền hay tuổi tác lớn, nội tiết tố thay đổi, không ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn chú ý vận dụng thường xuyên những phương pháp sau vẫn có thể hạn chế, giảm sự nghiêm trọng tối đa. Chẳng hạn:

Thoa kem chống nắng cho da tay bị nổi đốm nâu

Thoa kem chống nắng cho da tay 
Thoa kem chống nắng cho da tay

Các loại kem chống nắng thường có thành phần đặc trị giúp bảo vệ da tay khỏi ánh nắng, tia cực tím từ mặt trời. Bạn nên bôi kem với chỉ số FPS tối thiểu là 30 và có nguồn gốc từ thiên nhiên để ngăn chặn sản sinh Melanin.

Lưu ý, trước khi ra ngoài tầm 15 - 30 phút bạn hãy thoa kem chống nắng cho kem thẩm thấu. Hay trong những trường hợp đi bơi, chơi thể thao ngoài trời, bạn phải thoa lại nhiều lần để kem không giảm tác dụng.

Nếu có thể, bạn cần mặc quần áo, mang bao tay chống nắng. ô che và tránh ra ngoài trong khung giờ từ 10 - 14h. Vì thời điểm này là thời điểm cường độ ánh sáng mạnh nhất, lượng tia cực tím gây hại cực kỳ lớn.

Bổ sung kem dưỡng ẩm da tay

Bổ sung kem dưỡng ẩm da tay
Bổ sung kem dưỡng ẩm da tay

Mỗi chu trình chăm sóc da hàng ngày, bạn nên chú ý đến phần da tay bị nổi đốm nâu của mình. Hãy lựa chọn và sử dụng một loại kem dưỡng ẩm da tay có nguồn gốc từ thiên nhiên lành tính.

Một khi da tay được cấp đủ nước, dưỡng ẩm tốt sẽ trở nên mềm mại, mịn màng và trắng sáng. Quá trình lão hóa da cũng diễn ra chậm lại, không còn xuất hiện những đốm nâu đậm nhạt thiếu thẩm mỹ.

Trong những tình huống phải tiếp xúc với hóa chất, các chất tẩy rửa có tính kiềm bạn nên đeo găng tay bảo vệ. Các chất này có thể khiến da của bạn khô hơn, mất nước, thậm chí bị bào mòn nhanh chóng.

Chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ

Chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ
Chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ

Cuối cùng để khắc phục tình trạng da tay bị nổi đốm nâu triệt để đừng quên khắc phục bên trong. Bạn hãy xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học và lành mạnh.

Những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, cung cấp nhiều Vitamin, nước cho cơ thể sẽ giúp da luôn trong tình trạng khỏe, đẹp. Ngoài ra, bạn cũng bổ sung thêm rau xanh, tăng cường thực phẩm giàu kẽm, Acid béo, Vitamin E, A, C thiết yếu cho da. Chị em phụ nữ cũng có thể uống thêm Collagen để cơ thể ngăn ngừa đốm nâu, da tay bị sạm đen xuất hiện hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải ngủ đúng giờ, đủ giấc, duy trì thói quen tập thể dục, thể thao đều đặn, thường xuyên. Cơ thể có sức đề kháng tốt, da cũng tự nhiên miễn dịch tốt hơn, phòng tránh được các tác nhân gây hại bên ngoài.

 

Như vậy, bài viết đã giúp bạn lý giải lý do vì sao da tay bị nổi đốm nâu cũng như cách chữa hiệu quả. Tình trạng này rất thường gặp và đa số đều không nguy hiểm. Thế nhưng bạn không được chủ quan nếu thấy chúng xuất hiện nhiều. Hãy áp dụng các giải pháp trên hoặc đi bác sĩ thăm khám để yên tâm hơn với sức khỏe của mình, có cách xử lý kịp thời. Chúc bạn sớm sở hữu được một làn da tay trắng đẹp, sáng mịn như mong ước!