Chốc mép (chín mé) không những gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều trong quá trình ăn uống. Để khắc phục tình trạng này, sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn top 10 mẹo chữa chốc mép nhanh nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết phía dưới đây để biết được cách khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng nhé. 

Chốc mép là gì? 

Chốc mép thường xuất hiện ở phía mép môi gây ngứa ngáy cũng như khó chịu cho người bệnh
Chốc mép thường xuất hiện ở phía mép môi gây ngứa ngáy cũng như khó chịu cho người bệnh

Chốc mép là khái niệm dùng để chỉ tình trạng của da ở vùng một hoặc hai bên mép bị nứt ra, đau do viêm. Thời gian diễn ra bệnh lý có thể là vài ngày hoặc trở thành mãn tính. Chốc mép có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, điển hình nhất vẫn là ở trẻ em và trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đó là virus, điển hình là nhóm Herpes virus. Bên cạnh đó, nấm hay vi khuẩn cũng là một trong số tác nhân nhưng chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Theo thông tin được chia sẻ, nấm men candida albicans được biết đến là loại nấm thường gặp khi bị chốc mép. Chúng phân bố rất rộng và sẵn sàng gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể bị yếu đi. Bên cạnh đó, việc cơ thể thiếu vitamin B12 cũng rất dễ mắc phải tình trạng chín mé.

Chống mép chủ yếu do vius Herpes gây nên
Chống mép chủ yếu do vius Herpes gây nên

Chín mé không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn có khả năng lây lan rất cao.

Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ bị chốc mép bao gồm:

  • Do tuổi tác: Bệnh thường thấy ở trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5.
  • Môi trường xung quanh quá chật hẹp và đông đúc. Chốc mép rất dễ lây lan những khu vực khi trường học hoặc nơi chăm sóc trẻ.
  • Khí hậu ẩm và nóng do vậy, tỷ lệ mắc bệnh vào mùa hè là tương đối cao.
  • Da bị tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào.
  • Những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch cũng rất dễ mắc bệnh.

Biểu hiện chốc mép 

Biểu hiện chốc mép là sẽ xuất hiện những đốm nhỏ bên mép gây ngứa ngáy khó chịu
Biểu hiện chốc mép là sẽ xuất hiện những đốm nhỏ bên mép gây ngứa ngáy khó chịu

Khi bị chốc mép, người bệnh thường gặp một số triệu chứng điển hình sau:

  • Khu vực da xung quanh vùng mép có hiện tượng tấy đỏ, tiếp theo là xuất hiện những vết nứt.
  • Xuất hiện nhiều những cục mụn nước nhỏ, chúng có xu hướng mọc thành từng mảnh ở quanh mép.
  • Khóe miệng xuất hiện tình trạng nóng rát, gây khó chịu.
  • Khi há miệng to hoặc cười thì sẽ thấy đau. Ngoài ra, trong quá trình ăn đồ cay, nóng, có tính axit cao thì mức độ đau lại tăng dần.
  • Đối với những đứa trẻ sơ sinh khi bị chốc mép, sẽ xuất hiện một lớp vảy có màu vàng quanh mép, lưỡi hơi bóng và môi bị khô.
  • Ngoài các triệu chứng được nhắc phía trên, bệnh còn có một số biểu hiện khác. Bao gồm: thay đổi vị giác, khó khăn trong việc ăn uống, giảm cân,…

10 Mẹo chữa chốc mép khỏi nhanh chóng 

Chốc mép gây khó chịu cho người bị bệnh và nếu không chữa trị kịp thời, sẽ xảy ra rất nhiều triệu chứng xấu hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ mách bạn top 10 mẹo chữa chốc mép cực hiệu quả.

Mẹo chữa chốc mép bằng nha đam

Mẹo chữa chốc mép bằng nha đam
Mẹo chữa chốc mép bằng nha đam

Khi nhắc đến các nguyên liệu lành tính từ thiên nhiên dùng để chữa chốc mép thì không thể không nhắc đến nha đam. Các thành phần có trong chúng có tác dụng dưỡng ẩm, kháng khuẩn và điều trị các bệnh nhiễm trùng da. Đồng thời, ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy, đau rát do chốc mép gây ra.

Có 2 phương pháp thực hiện mà bạn có thể tham khảo đó là:

  • Sử dụng gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng mép bị chốc. Ngoài ra, có thể dùng thuốc mỡ có chứa thành phần nha đam. Hoặc lấy nha đam mang đi nấu chè hoặc cháo.
  • Lưu ý nhỏ khi sử dụng nha đam: Nhựa của vỏ nha đam có thể gây ra tình trạng kích ứng cho da. Do đó, chỉ nên dùng phần thịt của chứng để đắp hoặc bôi.

Mẹo chữa chốc mép với mật ong

Mẹo chữa chốc mép với mật ong
Mẹo chữa chốc mép với mật ong

Mật ong có khả năng chống lại các vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng tốt. Điển hình đó là 2 loại vi rút gây chốc lở virus Staphylococcus và Streptococcus. Bạn dùng mật ong bôi lên vết chốc khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước là xong.

Dưa leo 

Dưa leo
Dưa leo

Dưa leo có công dụng làm mát và dịu da. Bạn có thể cắt 1 lát rồi đắp lên vết loét do chốc mép, tình trạng đau sẽ được giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, việc ăn dưa chuột thường ngày cũng sẽ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Đắp vết chốc mép với lá ổi 

Đắp vết chốc mép với lá ổi 
Đắp vết chốc mép với lá ổi

Lá ổi được xem là dược liệu thần kỳ chữa bách bệnh. Chúng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y nhờ khả năng kháng khuẩn cực tốt. Bên cạnh đó, hàm lượng tanin chứa nhiều trong thành phần của lá giúp các vết chốc săn se lại cũng như ngăn ngừa tình trạng lây lan ra các vị trí khác.

Cách dùng tương đối đơn giản:

  • Lấy lá ổi nghiền nát, thêm một lượng muối nhỏ. Tiếp theo, trộn đều hỗn hợp và đắp lên vùng bị chốc mép. Sau 10 đến 15 phút, dùng nước ấm để rửa sạch.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước lá ổi, pha với muối sạch để vệ sinh vùng bị chốc hàng ngày cũng cực kỳ hiệu quả.

Một số lưu ý khi sử dụng lá ổi trong việc điều trị chốc mép tại nhà. Cụ thể:

  • Tuyệt đối không được nhai lá ổi để đắp trực tiếp lên vùng bị chốc. Bởi việc làm này rất mất vệ sinh, vi khuẩn có trong nước bọt sẽ tấn công vào vết thương và làm chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trước khi tiến hành đắp lá ổi, bạn nên vệ sinh tay thật sạch sẽ để loại bỏ hết vi khuẩn có hại.

Bôi dầu dừa 

Bôi dầu dừa 
Bôi dầu dừa

Dầu dừa có công dụng sát khuẩn cực kỳ tốt đồng thời cải thiện được tình trạng đau rát và giúp vết thương nhanh lành hơn. Để điều trị tình trạng chốc mép, bạn nên bôi dầu dừa 2 đến 3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Tỏi

Mẹo chữa chốc mép với tỏi
Mẹo chữa chốc mép với tỏi

Tỏi không chỉ được dùng làm gia vị mà còn có khả năng điều trị tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm, điển hình là chốc mép cực tốt. Do vậy, bạn có thể sử dụng chúng để khắc phục tình trạng trên. Bạn có thể lấy tỏi chà trực tiếp hoặc đem đi giã nhỏ đắp lên vết loét đều được.

Lưu ý khi sử dụng tỏi: Tỏi rất dễ gây bỏng da nếu đắp quá lâu hoặc quá nhiều. Từ đó, làm cho vết chốc trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách trị mụn cóc bằng mẹo sử dụng tỏi 

Nghệ 

Mẹo chữa chốc mép với nghệ tươi
Mẹo chữa chốc mép với nghệ tươi

Nghệ được xem như là thần dược trong việc chữa các bệnh ngoài da. Thành phần có chứa nhiều curcumin giúp kháng sinh và kháng viêm cực tốt. Bên cạnh đó, củ nghệ còn có khả năng phục hồi và tái tạo da, giúp vết thương nhanh lành hơn, chống thâm, trị sẹo,..

Cách thực hiện việc điều trị bằng nghệ vô cùng đơn giản:

  • Sử dụng nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ và bôi trực tiếp lên vùng chốc.
  • Lấy bột nghệ đem đi trộn với mật ong hoặc dầu dừa. Dùng hỗn hợp đắp lên vết loét trong khoảng 10 đến 15 phút.
  • Nghệ có tính nóng do đó bạn nên sử dụng với một lượng vừa đủ để tránh tính tình trạng phồng rộp da.

Mẹo vặt chữa rong kinh bằng nghệ

Bôi tinh dầu tràm trà

Bôi tinh dầu tràm trà 
Bôi tinh dầu tràm trà 

 Bôi tinh dầu tràm trà là mẹo chữa chốc mép tại nhà mang lại hiệu quả rất nhanh chóng mà ít ai biết được. Bạn chỉ cần pha loãng tinh dầu vào trong nước theo đúng tỷ lệ 1;10. Sau đó, bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại dung dịch có chứa tinh dầu tràm trà vệ sinh lên vùng da bị chốc cũng rất hiệu quả. Lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng một lượng tinh dầu tràm trà nhỏ bởi chúng có khả năng gây kích ứng rất mạnh.

Mẹo chữa chốc mép với hoa cúc 

Hoa cúc cũng được xem là nguyên liệu giúp điều trị chốc mép được rất nhiều người ưa chuộng. Thành phần của loại hoa này có chứa nhiều các chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm và dưỡng ẩm cho da cực tốt. Bên cạnh đó, tinh dầu hoa cúc có khả năng chống lại các vi khuẩn Staphylococcus là nguyên nhân gây ra tình trạng chốc mép.

Mẹo chữa chốc mép với hoa cúc 
Mẹo chữa chốc mép với hoa cúc

Cách sử dụng hoa cúc để khắc phục tình trạng chốc mép đơn giản nhất:

Sử dụng hoa cúc giã nát và đắp trực tiếp lên cùng loét trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Đây được đánh giá là mẹo chữa chốc mép tương đối hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng tinh dầu hoa cúc bôi lên vết loét trong vòng 10 đến 15 phút.

Chú ý khi sử dụng hoa cúc: Do hoa cúc là nguyên từ thiên nhiên nên việc dùng các hóa chất như thuốc trừ sâu, trừ cỏ, chất kích ra hoa là không thể tránh khỏi. Do vậy, khi sử dụng chúng ta cần chú trọng trong việc lựa chọn hoa cũng như sơ chế để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Sử dụng thuốc bôi 

Thuốc bôi chữa chốc mép
Thuốc bôi chữa chốc mép

Bên cạnh việc sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên, bạn có thể mua thuốc bôi về để điều trị chín mé, điển hình là kháng sinh tại chỗ. Chúng được sử dụng để bôi trực tiếp lên vùng da bị mắc bệnh. Thuốc mỡ có chứa thành phần là Mupirocin như Bactroban thường được các bác sĩ kê đơn để khắc phục tình trạng chín mé. 

Lưu ý, trước khi thoa thuốc lên da, để thuốc có thể thẩm thấu hiệu quả, người bệnh cần phải tiến hành loại bỏ các mảng bám, vảy cũng như da chết.

Quá trình điều trị bằng kháng sinh tại chỗ thường diễn ra trong 7 ngày liên tiếp. Nếu tình trạng bệnh mỗi lúc một chuyến biến xấu hơn thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng mẹo chữa chốc mép 

Lưu ý khi sử dụng mẹo chữa chốc mép 
Lưu ý khi sử dụng mẹo chữa chốc mép

Trong khi sử dụng các mẹo chữa chốc mép phía trên, người bệnh cần phải lưu ý một vài điều cơ bản sau đây:

  • Nói không với việc dùng tay để cạy vảy của vết chốc. Bởi rất dễ xảy ra tình trạng lây lan sang các vị trí khác.
  • Không được cọ xát mạnh, làm trầy xước vết vùng da bị bệnh.
  • Tuyệt đối không được liếm lên vùng môi, vùng mép.
  • Chỉ vệ sinh vết tổn thương bằng dung dịch nước muối loãng hoặc nước sạch.
  • Chốc mép do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như là: virus, nấm hoặc do thiếu hụt vitamin. Đối với mỗi nguyên nhân thì sẽ tương ứng với một cách điều trị khác nhau. 

Theo thống kê, đa số những vết chốc mép do virus gây ra có khả năng tự khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần. Nếu tình trạng không có tiến triển, bạn nên đi thăm khám bác sĩ kịp thời để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Cách phòng ngừa bệnh chốc mép

Cách phòng ngừa bệnh chốc mép
Cách phòng ngừa bệnh chốc mép

Bệnh chốc mép mặc dù chỉ là bệnh ngoài da nhưng nó gây không ít khó chịu cho người bệnh. Khi mắc phải tình trạng này, mọi người thường sẽ hay đi tìm hiểu xem lở mép nên bôi gì và mẹo chữa chốc mép ra sao mà quên mất rằng điều quan trọng nhất vẫn là phòng ngừa. Sau đây, chúng tôi sẽ điểm danh một vài nguyên tắc mà bạn nên tham khảo và áp dụng:

  • Theo các chuyên gia, việc giữ da luôn được sạch sẽ được đánh giá là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Khi bị côn trùng cắn hay bị trầy xước da bạn nên vệ sinh vết thương thật tốt.
  • Khi bị chốc mép phải rửa vết thương dưới vòi nước chảy và băng lại nhẹ nhàng với gạc cá nhân. Người bệnh nên giặt riêng quần áo và các vật dùng khác hằng ngày, đồng thời không cho phép người khác dùng chung với mình. Việc làm này sẽ hạn chế được tình trạng lây lan của chốc mép sang những người xung quanh.
  • Sử dụng gang tay khi tiến hành bôi thuốc lên vùng da bị bệnh và rửa tay ngay sau khi làm xong.
  • Khi trẻ em bị chốc mép, cha mẹ nên cắt móng tay cho bé thường xuyên để không làm trầy xước trên da. Đồng thời, nên cách lý cho trẻ tại nhà cho đến khi không còn khả năng lây lan.

 

Chốc mép là căn bệnh ngoài da cực kỳ phổ biến, xảy ra ở mọi đối tượng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ phía trên sẽ giúp các bạn biết thêm được mẹo chữa chốc mép hiệu quả. Đừng quên truy cập vào nhipsongkhoe thường xuyên để tích lũy nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé.