Móng chân là bộ phận bảo vệ đầu ngón được hình thành bởi chất sừng hóa và khá cứng. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc và bảo vệ thì móng chân sẽ rất dễ bị sần sùi. Mặc dù móng chân bị sần sùi không có ảnh hưởng tác động khiến cho người mắc phải cảm thấy đau đớn nhưng vẫn cần được điều trị kịp thời. Thông qua bài viết dưới đây nhipsongkhoe sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số cách khắc phục tình trạng móng chân bị sần nhé! 

Móng chân bị sần sùi là bệnh gì?

Móng chân bị sần sùi do nấm móng gây ra
Móng chân bị sần sùi do nấm móng gây ra

Nếu móng chân bị sần gợn sóng lên bất thường thì có thể bạn đã bị bệnh nấm móng. Nấm móng là hiện tượng do các loại nấm và mốc gây ra như nấm Dermatophyte, nấm Candida, nấm mốc. Khi bị nấm móng bạn sẽ thấy móng chân trở nên dày lạ thường, bề mặt bị sần sùi. Đồng thời, móng chân sẽ đổi sang màu nâu hoặc vàng trở nên giòn và dễ gãy hơn. Đây là một căn bệnh khá phổ biến và rất dễ lây, đặc biệt trong môi trường nóng ẩm. 

Bên cạnh đó, móng chân bị sần sùi có thể là bệnh viêm móng do dị ứng tiếp xúc với hóa chất như bột giặt, nước rửa chén mà không sử dụng găng tay bảo vệ. Người mắc phải bệnh này sẽ thấy vùng da quanh móng bị đỏ, đau và có thể có sưng mủ. Ngoài ra, móng chân bị sần sùi cũng là biểu hiện của các bệnh vẩy nến, nhiễm nấm móng. Khi bị bệnh này, bạn cần phải tuân theo điều trị phác đồ của các bác sĩ. 

Nguyên nhân gây ra móng chân bị sần 

Nguyên nhân gây ra móng chân bị sần 
Nguyên nhân gây ra móng chân bị sần

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khiến cho móng chân bị sần, dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể như sau: 

  • Do nấm móng Candida khiến cho móng chân dày hơn, có gợn sóng màu hơi vàng hoặc nâu đen. Ngoài ra, móng chân sẽ dễ mủn, dễ vỡ hơn so với bình thường. 
  • Do viêm da dị ứng khiến vùng da xung quanh móng bị sưng tấy đỏ, đau nhức và xuất hiện mủ. 
  • Do các loại nấm sợi khiến móng chân bị ăn mòn từ phía trên, rồi lan dần xuống phía dưới cho tới khi hết toàn bộ móng chân. 
  • Do lão hóa da khiến cho móng chân bị sần sùi, xuất hiện những đường dài gồ ghề. 
  • Do chịu ảnh hưởng của một số bệnh trong cơ thể như quai bị, bệnh về tuyến giáp, tiểu đường, giang mai. 

Móng chân bị sần sùi là thiếu chất gì? 

Móng chân bị sần do thiếu chất cụ thể như thiếu protein, canxi, kẽm hoặc vitamin A khiến tình trạng móng chân bị sần xuất hiện. Đối với trường hợp thiếu chất, bạn sẽ thấy móng chân có màu vàng, tím hoặc xanh. 

Móng chân bị sần sùi là thiếu kẽm , vitamin A và Protein
Móng chân bị sần sùi là thiếu kẽm , vitamin A và Protein

Do đó, bạn nên xây dựng một thực đơn ăn uống đa dạng với nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng cung cấp từ sâu bên trong cơ thể. Bạn nên ăn nhiều các loại hải sản để bổ sung kẽm, sắt. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau củ, hoa tươi với nhiều màu sắc đa dạng như cà rốt, cam, bông cải xanh, củ dền để bổ sung một số chất còn thiếu cho cơ thể. 

Phương pháp chữa móng chân bị sần hiệu quả

Bị sần sùi móng chân khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi không thể diện được những đôi giày kiểu đẹp mà mình yêu thích. Dưới đây là một số phương pháp chữa móng chân bị sần hiệu quả mà bạn có thể tham khảo, cụ thể như sau: 

Khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác tình hình bệnh

Khám bác sĩ
Khám bác sĩ

Để điều trị móng chân sần sùi hiệu quả, bạn có thể tìm đến bác sĩ để chẩn đoán chính xác định. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chỉ định sử dụng một số loại thuốc để điều trị dứt điểm bệnh như: 

  • Sử dụng thuốc bôi bao gồm Ketoconazole, Terbinafin, Exoderil, Canesten,… Lưu ý, bạn chỉ được sử dụng thuốc bôi lên phần móng bị nhiễm nấm ngay sau khi đã rửa. Đồng thời, cạo sạch vùng bị tổn thương và bôi 2-3 lần/ ngày. 
  • Sử dụng thuốc uống là Itraconazole. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc này cần phải được tiến hành xét nghiệm đánh giá chức năng gan. 

Điều trị bằng phương pháp nguyên liệu có sẵn

Bên cạnh đó, bạn có thể điều trị móng chân bị sần sùi bằng một số biện pháp dân gian cụ thể như tỏi hoặc lá trầu không. 

Sử dụng tỏi

Tỏi là thực phẩm rất hiệu quả được sử dụng để loại bỏ các bệnh về nấm da tay, nấm da chân. Trong tỏi có chất kháng viêm giúp ngăn chặn các hoạt động của ký sinh trùng, nấm hoặc vi khuẩn gây nấm móng. Ngoài ra thì tỏi cũng giúp khử mùi hôi ở nếu móng chân của bạn có tình trạng bị thối móng. Để sử dụng tỏi điều trị móng chân bị sần sùi, bạn cần chuẩn bị 10 tép tỏi tươi và sạch với 1 chén nước sạch pha ấm. 

Điều trị móng chân bị sần bằng tỏi
Điều trị móng chân bị sần bằng tỏi

Đầu tiên, bạn sẽ cho nước vào đun sôi, tiến hạnh giả nguyễn tỏi đã được bóc vỏ. Sau đó, đun sôi hỗn hợp nước và tỏi trong vòng 5-10 phút để nguội. Khi nước đun sôi đã nguội, bạn cho phần chân bị sần sùi vào ngâm khoảng 15 phút rồi lau sạch. Lưu ý, mỗi tuần bạn nên tiến hành ngâm chân từ khoảng 3-4 lần thì sẽ móng chân sẽ tương đối giảm hẳn. 

Ngâm móng chân bị sần với nước lá trầu không

Lá trầu không thường có tính sát khuẩn cao nên sẽ giúp cho vi khuẩn ở móng chân giảm đáng kể. Đồng thời, cũng làm bớt đi mùi hôi khó chịu của viêm nhiễm hay nấm móng gây ra trong móng chân. Để thực làm nước với lá trầu không ngâm chân, bạn cần chọn ra các lá trầu tươi rồi giã nhuyễn. 

Ngâm móng chân bị sần với nước lá trầu không
Ngâm móng chân bị sần với nước lá trầu không

Sau đó, đun sôi với nước kèm theo ít muối đun trong vòng 5-10 phút. Tiếp theo, bạn sẽ để nước nguội ấm hay ngâm nấm móng tay chân vào rồi tiến hành chà nhẹ. Lưu ý, bạn sẽ ngâm chân với lá trầu không từ 4-5 lần mỗi tuần để cải thiện tình trạng móng chân bị sần sùi nhé! 

Chăm sóc bằng kem dưỡng móng

Chăm sóc bằng kem dưỡng móng
Chăm sóc bằng kem dưỡng móng

Trước khi đi ngủ, bạn nên thoa kem dưỡng phủ lên móng và xung quanh móng. Móng chân sẽ được bảo vệ và cấp một lớp ẩm tự nhiên nên vùng da xung quanh móng sẽ trở nên mềm mại hơn. Đồng thời, sử dụng kem dưỡng móng có thành phần nuôi dưỡng móng từ sâu bên trong sẽ giúp tái tạo móng và khắc phục tình trạng móng chân bị sần sùi. Bên cạnh việc bôi kem dưỡng, bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho móng từ bên trong và uống đủ nước mỗi ngày. 

Giữ sạch sẽ cho móng chân

Giữ sạch sẽ cho móng chân
Giữ sạch sẽ cho móng chân

Đặc biệt, bạn cần phải giữ sạch sẽ cho móng chân bằng cách luôn giữ chúng khô ráo. Khi rửa chân, bạn nên lau khô toàn bộ bằng khăn vải sạch sau khi tiếp xúc với hóa chất bẩn hoặc nước bẩn. Đồng thời, bạn nên làm sạch da thừa quanh móng chân thường xuyên, nên làm mềm da trước khi cắt để tránh tổn thương da và bị chảy máu trong quá trình cắt. Lưu ý, bạn hoàn toàn có thể ngâm móng chân trong hỗn hợp muối, nước cốt chanh 2 lần/ tuần để dưỡng móng thường xuyên. 

Thông qua bài viết dưới đây, bạn đã có thể hiểu hơn về móng chân bị sần. Có thể thấy móng chân bị sần là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm mà cơ thể đang mắc phải. Do đó, nếu phát hiện móng chân bị sần thì bạn cần phải đi đến bác sĩ để được kịp thời thăm khám và chữa trị nhé!