Nếu phát hiện móng tay của mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường như các sọc dọc thì chớ chủ quan nhé bởi rất có thể đây là báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm. Bài viết này nhipsongkhoe sẽ đưa đến cho bạn đọc thông tin đầy đủ nhất về tình trạng móng tay bị sọc dọc và cách khắc phục. 

Móng tay bị sọc dọc là bệnh gì vậy?

Móng tay bị sọc dọc là tình trạng bề mặt móng tay xuất hiện các gợn sọc dọc theo chiều dài móng
Móng tay bị sọc dọc là tình trạng bề mặt móng tay xuất hiện các gợn sọc dọc theo chiều dài móng

Móng tay thông thường sẽ có màu hồng nhẹ, chân móng có vòng bán nguyệt màu trắng ngà. Móng tay bị sọc dọc là tình trạng bề mặt móng tay xuất hiện các gợn sọc dọc theo chiều dài móng. Các sọc này sẽ có độ to nhỏ, dài ngắn khác nhau tùy theo từng nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân gây ra móng tay bị sọc 

Cơ thể thiếu chất 

Cơ thể thiếu chất 
Cơ thể thiếu chất

Như tất cả các bộ phận khác trên cơ, nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì giai đoạn phát triển của móng tay sẽ bị gián đoạn. Móng tay không phát triển khỏe mạnh khiến xuất hiện các tình trạng móng tay bị sọc dọc. 

Dấu hiệu của bệnh lý 

Bạn đang băn khoăn móng tay bị sọc dọc là bệnh gì?. Theo nhiều nghiên cứu, móng tay bị sọc dọc có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến thận hoặc gan. 

Tình trạng móng tay bị sọc dọc là thiếu chất gì?

móng tay bị sọc dọc chủ yếu là thiếu vitamin A và Sắt
móng tay bị sọc dọc chủ yếu là thiếu vitamin A và Sắt

Những người gặp tình trạng móng tay bị sọc thì khả năng cao cơ thể đang thiếu những chất sau đây:

  • Protein và kẽm: Để đảm bảo sự bóng khỏe, hồng hào của móng tay thì protein và kẽm là 2 chất quan trọng nhất. Thiếu kẽm không chỉ khiến móng tay bị sọc dọc mà còn khiến móng yếu, dễ gãy hơn. 
  • Vitamin A: Vitamin A giúp duy trì độ nhẵn nhụi của móng, móng tay dễ xuất hiện các gờ sọc, chấm đen thậm chí lõm sâu.
  • Sắt: Các bệnh nhân thiếu máu, máu xấu thường có biểu hiện móng tay nổi sọc dọc vì sắt là chất đảm bảo sự khỏe mạnh của móng.

Các kiểu móng tay bị sọc dọc

Móng tay bị sọc dọc đen 

Móng tay bị sọc dọc đen
Móng tay bị sọc dọc đen

Móng tay bị sọc dọc đen có thể do va đập gây nên. Tuy nhiên, nếu không có tổn thương do tác động vật lý va đập mà móng tay xuất hiện các vết sọc dọc màu đen thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. 

Móng tay bị sọc dọc trắng

Móng tay bị sọc dọc trắng
Móng tay bị sọc dọc trắng

Móng tay bị sọc dọc trắng khá phổ biến. Bạn có thể gặp tình trạng này khi cơ thể thiếu chất hoặc do tiếp xúc quá lâu với hóa chất.

Cách khắc phục tình trạng móng tay bị sọc

Khám bác sĩ

Khám bác sĩ
Khám bác sĩ để chuẩn đoán chính xác bệnh

Nếu đang lo lắng về tình trạng móng tay bị sọc dọc thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé. Bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu đúng về chất lượng móng của bạn. Thông thường việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến móng tay thường không quá phức tạp. Tuy nhiên xem xét thêm các tiền sử bệnh lý, bác sĩ có thể làm sinh thiết móng tay để xác định chính xác nguyên nhân gây móng tay bị sọc và các bệnh lý liên quan. 

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất và lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất và lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất và lành mạnh

Mọi cơ thể trên cơ thể đều cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Dinh dưỡng vào cơ thể được tạo nên từ chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày. Vì vậy đừng quên xây dựng chế độ ăn khoa học cùng lối sống lành mạnh để giúp cơ thể trao đổi dinh dưỡng tốt nhất.

Đặc biệt với phần trả lời cho câu hỏi móng tay bị sọc dọc là thiếu chất gì? ở trên thì đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein, kẽm, sắt vào khẩu phần ăn để móng luôn khỏe và đẹp nhé.

Massage cho móng tay thường xuyên

Massage cho móng tay thường xuyên
Massage cho móng tay thường xuyên

Massage móng giúp máu tuần hoàn tốt hơn ở các đầu ngón tay. Duy trì thường xuyên sẽ giúp móng tay hồng hào, đầy sức sống hơn.

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Sử dụng kem dưỡng ẩm
Sử dụng kem dưỡng ẩm

Bạn có thể kết hợp kem dưỡng ngay trong những lần thao tác massage móng tay. Việc dưỡng ẩm giúp móng tay bóng khỏe hơn đồng thời giảm tình trạng xước móng và xước măng rô phần da viền móng. 

Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa để bảo vệ móng

Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa để bảo vệ móng
Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa để bảo vệ móng

Khi móng tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy rửa, các hóa chất trong các sản phẩm này sẽ khiến móng bị rộp, tổn thương, bào mòn. Luôn đeo găng tay để tránh móng tay phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất có hại này. 

Mong rằng các phương pháp nhipsongkhoe chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng móng tay bị sọc dọc đang gặp phải. Đừng quên đón chờ các bài viết sức khỏe hữu ích tiếp theo của chúng tôi nhé.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH