Nghiến răng trong lúc ngủ tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm hay đáng lo ngại, thế nhưng đây là một tật xấu. Nó có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ em sau này. Ngoài ra, thói quen nghiến răng còn khiến cho hàm răng của bạn trở nên yếu ớt, dễ gặp nguy cơ biến dạng bất thường. Đó là lý do bạn cần biết ngay các mẹo chữa nghiến răng khi ngủ sau đây.
Mục Lục
Nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ
Yếu tố di truyền
Có thể bạn chưa biết, chứng nghiến răng khi ngủ nhiều khả năng xuất phát từ yếu tố di truyền. Nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn bình thường rất nhiều nếu trong gia đình bạn có người từng bị.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, mối liên quan giữa tật nghiến răng và các đoạn gen di truyền có mức độ nhất định. 21 - 50% người sẽ gặp chứng nghiến răng vào ban đêm nếu có cha, mẹ hoặc người thân nào từng mắc trước đây.
Là nguyên nhân di truyền sẽ khó có mẹo trị nghiến răng khi ngủ hiệu quả. Bạn chỉ có thể hạn chế bớt triệu chứng này bằng một số biện pháp dân gian nhưng không chữa được triệt để, tận gốc.
Nguyên nhân do stress
Nhiều nhà khoa học đã nhận định rằng, các yếu tố về tâm lý xã hội như stress cũng là một trong những nguyên nhân. Lối sống căng thẳng, áp lực liên tục vô tình lại kích hoạt chứng nghiến răng khi ngủ nhằm mục đích giải tỏa cảm xúc.
Những đối tượng thường gặp vấn đề này bao gồm: Người làm việc nhiều, bị áp bức xuyên suốt, học sinh, sinh viên vào mùa thi cử,… Stress đi kèm với lo âu, kìm nén lâu này sẽ thúc đẩy não bộ phải giải phóng.
Và ban đêm là thời điểm lý tưởng nhất, khi con người không còn ý thức để kìm hãm não bộ. Với ai có tính cách mạnh mẽ, dễ kích động, thì khả năng mắc hội chứng này sẽ cao hơn bình thường.
Người thiếu canxi
Các mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhất là canxi như một mẹo trị nghiến răng khi ngủ cho con ngay. Vì có thể hiện tượng này bắt nguồn từ việc cơ thể bé đang bị thiếu chất như canxi, vitamin D, kẽm,…
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em nhẹ cân, lười ăn uống sẽ có tỷ lệ mắc chứng nghiến răng nhiều hơn. Ngoài ra, canxi rất cần thiết cho sự phát triển của răng miệng, việc thiếu canxi sẽ khiến răng yếu hơn.
Ngoài việc bổ sung canxi, bạn hãy cung cấp thêm vitamin D, kẽm để hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa canxi dễ dàng hơn. Bằng việc cho trẻ tắm nắng mỗi ngày, thiết lập chế độ ăn uống khoa học, đa dạng được chuyên gia khuyến cáo.
Mắc các yếu tố về bệnh lý khác
Mặt khác, các yếu tố về bệnh lý như nhiễm ký sinh trùng đường ruột, dị ứng thức ăn, rối loạn dinh dưỡng, nội tiết. Tất cả đều có thể là điều kiện thuận lợi khiến chứng nghiến răng của bạn trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
Ngoài ra, một số chứng bệnh về thần kinh cũng thuộc danh sách các yếu tố bệnh lý này, chẳng hạn như:
- Chứng bại não, động kinh, stress sau chấn thương mạnh.
- Trẻ bị bệnh Down bẩm sinh, Leigh, nhiễm khuẩn màng não, hội chứng Rett.
- Người lớn tuổi mắc bệnh lý Huntington, bệnh Parkinson,…
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia
Một số loại chất kích thích, thuốc gây nghiện cũng có thể gây nên tác dụng phụ làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ. Ví dụ như rượu, bia, thuốc lá, cocaine, thuốc chủ vận, ức chế thần kinh, thuốc đối kháng dopamin, thuốc chống trầm cảm,…
Ngoài ra, nguyên nhân còn xuất phát từ nghề nghiệp đặc biệt thường xuyên nghiến chặt răng khi thực hiện. Chẳng hạn như: Nghệ sĩ piano nghiến chặt răng trong lúc giữ đàn và chơi đàn, công nhân khuân vác nghiến răng để gồng sức hay nghệ sĩ xiếc dùng răng giữ vật nặng hoặc người trên không trung,…
Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ
Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ở người lớn
Hạn chế ăn thức ăn trước khi ngủ
Ăn trước khi ngủ được xem là một điều vô cùng tồi tệ, khó chịu. Bởi khi nằm xuống, dạ dày đầy thức ăn sẽ khiến acid quay ngược trở lại cổ họng dẫn đến chứng trào ngược dạ dày.
Trong khi đó, chứng trào ngược dạ dày là một trong những nguyên dẫn khiến bạn gặp hiện tượng nghiến răng khi ngủ. Việc không ăn bất cứ thứ gì trong ít nhất 3 tiếng trước khi lên giường được xem như mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ở người lớn cực tốt.
Đồng thời, bạn hãy xây dựng một giấc ngủ đủ giấc mỗi ngày để hạn chế việc ăn quá nhiều và gây tăng cân. Nếu xuất hiện những cơn đói giữa đêm, bạn hãy ăn thật nhẹ thay vì ăn cho no và thật thỏa mãn.
Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối tránh việc uống các loại đồ uống có chứa caffeine như rượu, trà, cà phê, gia vị cay nóng,… Tất cả những thực phẩm này đều có thể làm nghiêm trọng hơn triệu chứng trào ngược dạ dày.
Mẹo chữa nghiên răng khi ngủ bằng cách chườm ấm
Nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, dùng mẹo chữa nghiến răng khi ngủ với khăn ấm sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Bạn hãy thường xuyên sử dụng khăn nóng hay các miếng đệm nóng để chườm lên xung quanh răng miệng, hàm và cổ.
Chúng sẽ giúp các cơ ở những vùng da này trở nên thư giãn hơn, gia tăng lượng máu tuần hoàn, lưu thông bên dưới. Từ đó hỗ trợ cải thiện chứng nghiến răng vào ban đêm và giảm tác hại tiềm tàng của hội chứng này cho sức khỏe.
Uống sữa ấm
Thói quen uống sữa ấm trước khi đi ngủ là một thói quen tốt, acid amin tryptophan trong sữa giúp thư giãn các dây thần kinh hữu hiệu. Cơ thể bạn sau khi nhận những tín hiệu tốt này sẽ thoải mái và ngủ ngon, sâu giấc hơn.
Đặc biệt, uống sữa ấm với bột nghệ có thể giúp khắc phục những triệu chứng nghiến răng khi ngủ. Chưa kể, nghệ còn thúc đẩy hoạt động chống oxy hóa cho cơ thể, hỗ trợ kháng viêm tự nhiên, giảm đau hiệu quả.
Bên cạnh đó, thành phần curcumin của nghệ cũng giúp xoa dịu những biểu hiện rối loạn thần kinh như stress, trầm cảm. Đây đều là các nguyên nhân hàng đầu dễ dẫn đến kích hoạt bộ não, gây nên chứng nghiến răng vào ban đêm.
Tuy nhiên bạn lưu rằng, đừng uống sữa ấm với nghệ vào ban đêm với tần suất liên tục. Hoặc nếu uống hãy uống trước khi vệ sinh cá nhân để hạn chế tối đa việc răng miệng bị ố vàng theo thời gian.
Giảm mức độ căng thẳng cho cơ thể
Như đã nói căng thẳng thần kinh, stress kéo dài chính là một trong các dấu hiệu đầu tiên gây nên chứng nghiến răng. Do đó bạn hãy cố gắng giảm mức độ căng thẳng cho cơ thể đến mức thấp nhất có thể.
Hạn chế làm việc quá sức, để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn trong một khoảng thời gian cố định trong ngày rất tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thử áp dụng mẹo chữa nghiến răng khi ngủ với tinh dầu thảo mộc.
Một số loại tinh dầu được khuyến cáo phát huy nhiều công dụng như: Tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu cam bergamot, hoa cúc hay gỗ tuyết tùng,…
Khi xông, tinh dầu tiết ra, lan tỏa và giúp thần kinh của bạn dịu lại nhiều hơn, giảm bớt mức độ lo lâu, stress. Chứng nghiến răng trong lúc ngủ cũng vì vậy mà cải thiện dần theo thời gian.
Hạn chế đồ uống có cồn
Tất cả các món đồ uống có cồn hay caffeine đều sẽ khiến não bộ con người kích thích mạnh mẽ. Chúng làm cho bạn gia tăng cảm giác hồi hộp, căng thẳng, góp phần gây khó khăn cho quá trình thư giãn trước ngủ.
Thêm vào đó, thức uống này còn là cho giấc ngủ không sâu và dẫn đến chứng nghiền răng vào giữa đêm. Do đó, bạn hãy hạn chế uống các loại đồ uống này thay vào đó nên sử dụng trà thảo mộc.
Chúng sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp bạn có khoảng thời gian thư giãn tâm trí hữu hiệu hơn. Mọi cảm xúc khó chịu đều được giải phóng, cơ hàm mặt, miệng cũng thả lỏng và giảm thiểu đáng kể nguy cơ nghiến răng.
Sử dụng máng chống nghiến răng
Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ bằng cách sử dụng máng chống nghiến răng hay nẹp khớp cắn bảo vệ hàng cũng vô cùng hữu ích. Chúng giúp tạo nên một rào cản giữa 2 hàm răng trên và dưới khép chặt lại với nhau. Từ đó giúp chứng nghiền răng khi ngủ không còn xuất hiện nếu áp dụng trong thời gian dài.
Các dụng cụ này được bày bán khá nhiều trên thị trường, nhưng bạn đừng vội tin tưởng đặt mua. Hãy đến gặp trực tiếp nha sĩ để được thăm khám, tư vấn cẩn thận rồi mới quyết định có lắp máng hay không.
Chưa kể, nha sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn loại máng chống nghiến răng hay nẹp hàm nào phù hợp nhất. Việc lựa chọn sai dụng cụ có thể gây tác dụng ngược làm tổn thương răng miệng nghiêm trọng hơn.
Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em
Sử dụng núm vú giả
Núm vú giả là mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em phổ biến nhất được nhiều mẹ bỉm áp dụng hiện nay. Sản phẩm này giúp bé phân tán sự tập trung khi ngủ, thay vì tật nghiến răng, chúng sẽ chuyển sang nấm ti.
Thực tế đã chứng minh, các loại ti giả giúp trẻ trở nên bình tĩnh hơn, bớt lo lắng hay hoang mang. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chúng trong một thời gian dài vì nó sẽ hình thành một thói quen mới.
Ngay khi thấy trẻ dần bỏ thói quen nghiến răng, bạn hãy bắt đầu cai dần núm vú giả cho bé. Vì đây cũng là dụng cụ làm tăng nguy cơ bị hô, biến dạng hàm hay ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng của trẻ khi lớn lên.
Có thể sử dụng máng chống nghiến răng dành cho trẻ em
Cũng như mẹo chữa nghiến răng khi ngủ cho người lớn, trẻ em cũng có thể đeo khay, máng chống nghiến răng. Cách điều trị này khá hiệu quả, đem lại cho trẻ một thói quen tích cực, giảm dần tật nghiến răng vào ban đêm.
Khay được đúc dựa trên việc đo đạc cung hàm, kích thước răng của bé nên hoàn toàn phù hợp, dễ chịu khi mang. Khay có tác dụng chắn ở giữa giúp làm giảm áp lực ma sát giữa 2 hàm răng khi trẻ thực hiện động tác nghiến.
Thế nhưng bạn lưu ý thêm rằng, vì sức khỏe răng miệng của bé rất quan trọng. Cho nên, bạn cần cân nhắc trong việc lựa chọn mẹo chữa nghiến răng khi ngủ cho con cũng như luôn thăm khám trước tiên. Tốt nhất, mẹ hãy đeo máng cho con theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.
Khám bác sĩ sớm để chỉnh nha
Cuối cùng bạn nhớ phải đưa bé đi thăm khám định kỳ, kiểm tra răng miệng toàn diện để phát hiện bất thường nếu có. Vì tật nghiến răng có thể khiến răng của bé mọc sai lệch, di chuyển sai hướng và dẫn đến biến dạng sau này.
Khi đặt lịch khám, bác sĩ sẽ cẩn thận kiểm tra và có những phương pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất cho bé. Đồng thời, họ cũng thiết lập cho con bạn một chế độ ăn uống dinh dưỡng, đủ chất hơn, đặc biệt là canxi và magie.
Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh trên răng miệng trẻ, bác sĩ cũng nhanh chóng xử lý chỉnh nha ngay. Điều này đảm bảo cho bé có một hành trình lớn khôn đúng chuẩn, không hình thành thói quen xấu, diện mạo thiếu thẩm mỹ.
Hành động nghiến răng thường chỉ xảy ra khi bạn có cảm xúc tức giận, khó chịu một vấn đề gì đó cần giải tỏa. Việc nghiến răng trong vô thức lúc ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ không bình thường. Tiếng nghiến răng gây ồn ào cho người xung quanh, khiến giấc ngủ trở nên không sâu và chất lượng. Thường xuyên nghiến răng trong thời gian dài còn gây nên nguy cơ tổn thương hàm cùng nhiều biến chứng sức khỏe. Chính vì vậy, bạn hãy áp dụng ngay những mẹo chữa nghiến răng khi ngủ mà nhipsongkhoe chia sẻ ở trên. Chúng sẽ giúp bạn kịp thời cải thiện cũng như ngăn chặn hiệu quả các vấn đề phiền toái phát sinh sau này.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH