Bất ngờ bị sặc cơm lên vùng mũi khiến bạn cảm thấy nhột ngứa vô cùng khó chịu? Bạn không biết lý do vì sao, làm thế nào để khắc phục tình trạng này hiệu quả, nhanh chóng đưa hạt cơm vướng nơi hầu họng ra ngoài? Dưới đây là một số mẹo chữa sặc cơm lên mũi cực hay do nhipsongkhoe chia sẻ . Bạn hãy tham khảo ngay và lưu lại đề phòng những trường hợp cần thiết áp dụng nhé.

Nguyên nhân bị sặc cơm lên mũi 

Nói chuyện trong khi ăn

Nói chuyện trong khi ăn khiến bị sặc cơm lên mũi
Nói chuyện trong khi ăn khiến bị sặc cơm lên mũi

Trong quá trình ăn uống, đôi khi bạn không tập trung và nói chuyện cùng người khác cũng có thể gây ra tình trạng sặc cơm lên mũi. Do không để ý hoặc cố nuốt cho nhanh để tiếp quản câu chuyện vô tình khiến cơm đi lạc chỗ.

Chính việc vừa ăn vừa cười nói làm cho thanh môn mở trong lúc hầu họng chứa thức ăn sẽ đẩy cơm lên gây sặc. Trường hợp ăn một lần quá nhiều số lượng cơm rồi thực hiện giao tiếp nhanh cũng nằm trong số đó.

Chưa kể, nói chuyện trong khi ăn còn làm cho thức ăn không được nghiền kỹ trong miệng mà đã xuống dạ dày. Chúng có thể đi sai ống dẫn sang phổi, trong đó có mũi dẫn đến sặc và nghẹn.

Trường hợp nghiêm trọng, vì không lấy ra kịp chúng có nguy cơ chặn đường thở khiến người sặc tử vong. Trên thực tế, các bác sĩ đã khuyên rằng nên hạn chế vừa ăn vừa nói chuyện. Đã không ít trường hợp phải nhập viện cấp cứu vì lý do này.

Sặc cơm 

Sặc cơm khi ăn cũng khiễn hạt cơm mắc ở mũi
Sặc cơm khi ăn cũng khiễn hạt cơm mắc ở mũi

Người già lớn tuổi hay trẻ nhỏ không/ chưa thành thạo trong thao tác nhai, nuốt khi ăn cơm cũng dẫn đến sặc cơm. Nguyên nhân là do người già bị chứng viêm phổi hít phải hay viêm phổi sặc từ di chứng của đột quỵ, nhồi máu não,… Chúng làm rối loạn chức năng nuốt từ hầu họng xuống dạ dày, thực quản từ đó làm trào ngược sang phổi.

Đối với trẻ nhỏ, vì kỹ thuật ăn uống hoặc thao tác vụng về, lúng túng là nguyên nhân chính làm sặc cơm. Đang ăn thì bị ho hay hắt xì cũng làm cho trẻ rơi vào trạng thái bị sặc cơm lên mũi vô cùng nguy hiểm.

Đây là 2 đối tượng cần đặc biệt quan tâm trong việc ăn uống. Vì chỉ cần cấp cứu chậm hoặc xử lý sai cách sẽ khiến đối tượng không được cứu ngay. Các tuần hoàn hô hấp hoạt động chậm trong 5 phút đã có thể khiến bệnh nhân bị chết não ngay lập tức.

Vừa ăn vừa uống 

Thói quen vừa ăn vừa uống khiến dễ bị sặc cơm
Thói quen vừa ăn vừa uống khiến dễ bị sặc cơm

Vừa ăn vừa uống đôi khi làm bạn sặc cả cơm và nước vào chảy vào phổi hoặc khí quản cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được lấy ra kịp thời, chúng sẽ khiến đường ống thở bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng suy hô hấp, chết người.

Khi đang ăn mà muốn uống nước, bạn nhất định phải nhai nuốt hết cơm xong rồi mới uống nước. Như vậy, cơm và nước mới không bị nhầm lối đi hoặc nhầm trình tự không vào dạ dày mà vào khí quản, hốc mũi.

Chưa kể, uống nước nhanh làm sặc sau đó sặc luôn cả cơm lên mũi cũng rất đáng sợ. Điều này rất đáng thận trọng nhưng nhiều người lại chủ quan bỏ qua, bạn cần cân nhắc cẩn thận.

Do ăn quá nhanh 

Ăn uống vội vàng đôi khi cũng có thể khiến bạn bị sặc cơm lên mũi, vào phổi, gây tử vong nếu không bình tĩnh. Có nhiều trường hợp do quá đói hay quá vội làm việc khác mà bệnh nhân ăn nhanh nuốt vội cho kịp thời gian.

Do ăn quá nhanh hoặc không tập trung khiến bị sặc cơm lên mũi
Do ăn quá nhanh hoặc không tập trung khiến bị sặc cơm lên mũi

Điều này vô tình khiến thao tác đút cơm lên miệng liên tục dù vốc cơm kia vẫn chưa được nuốt xuống. Đường hô hấp ở họng bị chặn khiến bệnh nhân căng thẳng, mất bình tĩnh tìm không khí để thở rồi hít cơm lên mũi.

Nếu không xử trí kịp, cơm có thể chảy xuống những bộ phận khác hoặc trôi vào phổi gây nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân. Các biểu hiện thường thấy bao gồm: Sắc mặt tím tái, hơi thở yếu dần, người lịm đi, khó thở, giãy giụa,…

Ăn trong tư thế nằm 

Ăn trong tư thế nằm dễ gây sặc cơm lên mũi
Ăn trong tư thế nằm dễ gây sặc cơm lên mũi

Trẻ em hoặc người già không thể tự ngồi dậy trong ăn uống thường ăn trong tư thế nằm cũng gây sặc cơm lên mũi. Việc nằm ăn khiến bạn khó kiểm soát được động tác nuốt hay nhai giữ thức ăn trong miệng, kể cả hít thở.

Từ đó khiến những hạt cơm dễ lạc lên mũi, vào phổi và khí quản khiến đường thở tắc, gây ngạt thở, ngừng thở. Chính vì vậy, khi ăn bạn tránh để bé hay các ông bà ở tư thế nằm cổ ngửa mà cố gắng đỡ họ ngồi dậy.

Nằm trong lúc ăn cũng khiến bệnh nhân dễ nuốt không khí vào bụng hơn làm chướng bụng, đầy hơi. Lúc này bạn cần áp dụng mẹo chữa khi bị sặc cơm lên mũi ngay để đề phòng tình huống xấu nhất xay ra.

Bên cạnh đó, một số ít trường hợp sặc cơm lên mũi có thể còn là dấu hiệu cảnh báo một hội chứng khó nuốt. Người gặp phải thường thực hiện đóng vòm họng không đúng cách mỗi khi nuốt thức ăn đi ngang. Một số vấn đề về dây thần kinh truyền lực cho cơ ở vòm miệng hay cổ họng chính là nguyên nhân.

Nếu nghi ngờ mình không may mắc hội chứng này, bạn hãy đến thăm khám xin tư vấn từ bác sĩ. Triệu chứng nhận biết gồm: Đau họng dai dẳng, khàn tiếng, thường xuyên khó thở, đau hoặc khó chịu ở ngực, hay trào ngược, nôn.

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi nhanh chóng

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng phương pháp Heimlich

Heimlich hay đẩy bụng là một mẹo chữa sặc cơm lên mũi hay một nghiệm pháp được áp dụng nhằm sơ cứu nhanh chóng trường hợp nghẹt thở do tắc đường hô hấp. Sặc cơm lên mũi chính là một điển hình cần xử lý ngay cho kịp thời, hạn chế rủi ro tối đa.

Trước khi tiến hành, bạn cần xác định xem bệnh nhân có bị tắc nghẽn nghiêm trọng hay không. Nếu bệnh nhân có thể nói và thở, nghiệm pháp Heimlich hoàn toàn không cần, phải khắc phục từng bước.

Ngược lại, nếu bệnh nhân bị sặc cơm nghiêm trọng, không thể ho hay nói bạn cần thực hiện các động tác đó ngay. Cụ thể có 3 động tác chính:

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng động tác Heimlich đẩy bụng:

  • Vòng tay quanh người bệnh nhân, cùi chỏ đặt ở vị trí chính giữa thân.
  • 1 tay nắm chặt thành nắm đấm tròn rồi di chuyển xuống đặt giữa đường giữa vị trí rốn với mũi ức.
  • Tay còn lại nắm chặt thành nắm đấm sau đó ấn bụng khi nạn nhân đứng hoặc ngồi.
  • Tiếp theo, bạn thực hiện đẩy mạnh nắm đấm và hướng lên trên thông qua việc kéo cả 2 cánh tay quay ra sau rồi lên trên.
  • Lặp đi lặp lại đồng tác đẩy bụng này trong 6 - 10 lần nếu cần thiết.
Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng phương pháp Heimlich đẩy bụng
Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng phương pháp Heimlich đẩy bụng

Động tác đẩy ngựa:

  • Cũng vòng 2 tay quanh thân người bệnh nhân, cùi chỏ ở giữa thân.
  • Nắm chặt 1 bàn tay thành nắm đấm rồi đặt vào nửa dưới của phần xương ức.
  • Bàn tay còn lại nắm lấy nắm đấm của tay kia, sau đó kéo cả 2 cánh tay thật mạnh ra phía sau.
  • Bạn đẩy một cái thật mạnh vào trong, lặp đi lặp lại từ 6 - 10 lần nếu cần.
Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng phương pháp Heimlich đẩy ngựa
Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng phương pháp Heimlich đẩy ngựa

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp Heimlich vỗ lưng:

  • Bạn vòng 1 tay quanh eo để giúp phân thân được đứng vững. Đối với trẻ em, bạn có thể để thân nằm vắt qua 2 chân của bạn.
  • Sau đó, bạn gập eo nghiên người về phía trước tầm 90 độ.
  • Bạn tiếp tục dùng gót của bàn tay kia thực hiện động tác vỗ mạng vào giữa 2 bả vai liên tục 5 lần.
  • Lưu ý, đứng sau sau người lớn sặc cơm hoặc quỳ sau đưa trẻ nghẹt sặc.
Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng phương pháp Heimlich vỗ lưng đối với trẻ sơ sinh
Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng phương pháp Heimlich vỗ lưng đối với trẻ sơ sinh

Xen giữa các hiệp đẩy bụng là đẩy ngực và vỗ lưng để tống khứ hạt cơm ra khỏi mũi, hạn chế trôi xuống phổi. Heimlich tuyệt đối không áp dụng với những đứa trẻ dưới 1 tuổi và dưới 20kg. Bạn chỉ nên áp dụng động tác đẩy lưng với lực vừa phải.

Thêm vào đó, sau mỗi lần thực hiện động tác bạn hãy quan sát để đánh giá dấu hiệu hồi phục của bệnh nhân. Nếu vẫn chưa hồi phục thì tiếp tục vỗ lưng, ấn ngực từ 6 - 10 lần cho đến khi bình thường trở lại.

Trường hợp kéo dài quá 10 lần mà vẫn không được, bạn hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay. Các động tác Heimlich đòi hỏi phải được thực hiện đúng chuẩn, dùng lực đủ mới cho hiệu quả cao. Cho nên nếu không có kinh nghiệm bạn tuyệt đối không nên áp dụng tránh gây những hậu quả không mong muốn.

Đọc thêm: Mẹo chữa hóc xương cá bằng phương pháp heimlich

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng xịt rửa mũi

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng xịt rửa mũi
Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng xịt rửa mũi

Nếu các hạt cơm mắc kẹt sâu và khó lấy ra, bạn hãy sử dụng nước muối sinh lý để xịt rửa mũi. Dòng nước muối có thể giúp hạn cơm trong mũi trôi theo ra khỏi vị trí mắc kẹt và dễ dàng tuột ra ngoài.

Đây chính là một trong những mẹo chữa sặc cơm lên mũi dễ thực hiện và hiệu quả cao nhất. Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện xịt mũi lấy loại bỏ cơm ra khỏi mũi bao gồm:

  • Bạn sử dụng đầu xịt xịt 2 bên mũi, mỗi bên 2 lần, lưu ý phải trút đầu xịt xuống đất. Sau bên xịt phải lau lại bằng khăn giấy sạch đảm bảo không gây lây nhiễm 2 bên.
  • Tiếp theo, bạn dùng tay bịt 1 bên mũi, hỉ mạnh bên còn lại.
  • Lặp lại động tác này 2 - 3 lần mỗi bên cho đến khi hạt cơm được lấy ra ngoài.

Hít một hơi thật mạnh 

Hít một hơi thật mạnh để hạt cơm có thể quay trở lại họng
Hít một hơi thật mạnh để hạt cơm có thể quay trở lại họng

Khi bị sặc cơm, bạn cũng có thể áp dụng mẹo chữa sặc cơm lên mũi đơn giản bằng cách hít 1 hơi thật mạnh. Hạt cơm sẽ theo luồng hơi đó trôi xuống dạ dày, về đúng đường đi được quy định sẵn của nó.

Nếu sau đó bạn vẫn cảm thấy nhột nhột, vướng víu nơi hầu họng hãy bình tĩnh hít thêm vài hơi. Đôi khi đó chỉ là cảm giác đờm nhớt còn vướng lại ở đây chứ ít khi nào hạt cơm còn nằm lại đó. Bởi vì vùng niêm mạc nơi hầu họng rất trơn, hạt cơm đi qua đây thường sẽ trôi tuột luôn, không mắc lại.

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng mát xa nhẹ mũi 

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng mát xa nhẹ mũi 
Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng mát xa nhẹ mũi

Thêm một mẹo chữa sặc cơm lên mũi cũng khá dễ dàng, hiệu quả nhanh chóng là mát xa nhẹ nhàng vùng mũi. Chúng sẽ khiến hạt cơm ngay lập tức rời khỏi vị trí mắc kẹt, lơ lửng giữa vùng mũi. Sau đó, bạn hỉ ra hoặc hít mạnh vào như các biện pháp ở trên, hạt cơm sẽ bị loại bỏ ngay. Vị trí mát xa nằm ngay khu vực sống mũi, thao tác chuyển động xoay vòng nhẹ nhàng, chậm rãi.

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng hơi nóng 

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng hơi nóng 
Mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng hơi nóng

Cuối cùng, bạn hãy thử sử dụng biện pháp xông hơi tận dụng hơi nóng để chữa sặc cơm lên mũi cho bệnh nhân. Bạn có thể đun sôi nước, chờ nguội khoảng vài phút sau đó cho ít nước muối sinh lý vào.

Bạn cho hơi nóng chạy lên đường mũi giúp đường mũi được thông thoáng, làm đờm bám vào cơm bị loãng ra. Dần dần hạt cơm sẽ mềm dần và dễ dàng rời khỏi niêm mạc, trôi tuột xuống hầu họng và theo đó vào dạ dày.

Lưu ý: Bạn sau khi thực hiện mẹo chữa sặc cơm lên mũi bằng cách xông nóng mũi bạn nên ngồi với tư thế thẳng lưng và ngửa cổ về sau cho hạt cơm dễ được loại bỏ.

Một số lưu ý khi sử dụng mẹo chữa khi bị sặc cơm lên mũi

Một số lưu ý khi sử dụng mẹo chữa khi bị sặc cơm lên mũi
Một số lưu ý khi sử dụng mẹo chữa khi bị sặc cơm lên mũi

Trong khi thực hiện các mẹo chữa sặc cơm lên mũi trên bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Người thực hiện sơ cứu cần giữ sự bình tĩnh, ổn định tinh thần, thực hiện từng bước đúng như hướng dẫn.
  • Người bị sặc cơm nhất định không được hoảng loạn, giãy giụa, quơ tay chân loạn xạ gây cản trở cho quá trình sơ cứu.
  • Người già và trẻ em khi bị sặc cần được chú ý nhiều hơn, nếu không đủ kinh nghiệm chuyên môn bạn không nên làm.
  • Hãy đưa bệnh nhân bị sặc đến các cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt. Những bác sĩ ở khoa tai mũi họng sẽ giúp bạn thăm khám và kịp thời đưa ra phương án điều trị hiệu quả.

Ngoài ra phòng ngừa hơn khắc phục, vì vậy bạn cũng nên cẩn trọng hơn trong quá trình ăn uống. Điều này sẽ giúp bạn tránh mắc phải những sự cố đáng tiếc xảy ra, chẳng hạn như:

  • Ăn uống ngồi đúng tư thế, động tác từ tốn, nhẹ nhàng, nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Trong khi ăn cần hạn chế nói chuyện, vui đùa hay chạy giỡn, la hét.
  • Ăn xong mới uống nước vừa giúp tốt cho dạ dày vừa tránh được tình trạng sặc cơm lên mũi.
  • Người lớn tuổi thường có triệu chứng viêm phổi hít phải, khó nuốt phải thận trọng khi bón thức ăn.
  • Không để quá đói mới ăn, vì như vậy sẽ kích thích việc ăn nhanh ăn nhiều với lượng cơm lớn. Điều đó khiến bạn khó kiểm soát tốt động tác nhai nuốt kết hợp, dễ phát sinh tình trạng sặc cơm.
Ngồi ăn tập trung và đúng cách giúp bạn làm giảm nguy cơ bị sặc cơm lên mũi
Ngồi ăn tập trung và đúng cách giúp bạn làm giảm nguy cơ bị sặc cơm lên mũi

Sặc cơm lên mũi thường không phải là tình trạng quá nguy hiểm đối với một người trưởng thành bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan và phải cẩn trọng nếu nó xảy ra với người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ. Bởi, việc hít sặc ở các đối tượng này rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, nhiễm trùng nặng ngay cả khi bạn đã lấy hạt cơm ra ngoài.

Trên đây là những mẹo chữa sặc cơm lên mũi mà nhipsongkhoe chia sẻ, hy vọng rằng những thông tin trên đã đem tới cho bạn những kiến thức hữu ích. Từ đó giúp bạn có thể nhanh chóng, kịp thời xử lý được một số tình huống khẩn cấp không mong muốn diễn ra.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ